Giống được chọn đưa vào trồng là đậu tương S19. Mô hình được Nhà nước hỗ trợ 50% giống và vật tư phân bón; còn lại các hộ nông dân tham gia tự đóng góp. Sản phẩm của mô hình được Công ty Cổ phần Phát triển Nông nghiệp và Khuyến nông Việt Nam bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Khi triển khai mô hình, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện đã phối hợp với UBND xã Vĩnh Quang tổ chức họp dân, lựa chọn điểm, chọn hộ và mở lớp tập huấn về kỹ thuật làm đất, gieo trồng, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho cây đậu tương qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn hướng dẫn bà con nông dân chuẩn bị đất, tiến hành lựa chọn các cơ sở cung cấp giống và vật tư có uy tín, chất lượng, lựa chọn giống ngắn ngày cho năng suất cao, ổn định, thích hợp với đồng đất, khí hậu của địa phương.
Thông qua lớp tập huấn kỹ thuật, các hộ dân đã tiếp thu, áp dụng thuần thục kỹ thuật vào đồng ruộng, vì vậy cây sinh trưởng, phát triển tốt, các loại sâu bệnh hại được phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời.
Giống đậu tương S19 có thời gian sinh trưởng khoảng 90 - 110 ngày, cây cao 75 - 80 cm, chịu hạn, chống đổ tốt. Là một trong những loại cây cải tạo đất, dễ trồng, dễ chăm sóc, chống chịu sâu bệnh tốt, nhất là sâu đục quả, hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống đối chứng. Đây là giống tốt có thể dùng làm giống cho vụ sau.
Chị Trịnh Thùy Lan - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Vĩnh Lộc cho biết: “Mặc dù giai đoạn đầu gieo hạt bị khô hạn, nắng, mưa nên đậu tương bị chết nhiều. Cán bộ Trung tâm đã phối hợp với UBND xã chỉ đạo, động viên bà con tiếp tục gieo lại trà hai để đạt đúng, đủ diện tích mô hình theo yêu cầu. Đặc biệt cán bộ chỉ đạo luôn túc trực thường xuyên, đảm bảo đủ nước tưới cho diện tích đậu tương của mô hình. Vì vậy, đậu tương có tỷ lệ mọc trên 95%, trong quá trình trồng, chăm sóc, bà con đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt trên 22 tạ/ha. Đặc biệt, mô hình đã góp phần thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu, hướng dẫn bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Chị Lê Thị Hương - cán bộ nông nghiệp xã cho biết: “Khi tham gia mô hình người dân nhận thấy việc gieo trồng, chăm sóc đậu tương không khó mà hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, trồng đậu tương giúp cải tạo đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ, vì vậy nhiều hộ đã giữ giống cho vụ sau. Ngoài hiệu quả kinh tế, mô hình còn giúp bà con nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho đậu tương, nắm bắt kỹ thuật bón phân cân đối, bón đúng, đủ số lượng và thời điểm cây cần".
Qua 4 tháng thực hiện mô hình, trừ các khoản chi phí, người dân thu lãi 9 -10 triệu đồng/ha. Thành công từ mô hình đã góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi, đa dạng hóa cây trồng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững tại địa phương. Thời gian tới, mô hình sẽ tiếp tục được nhân rộng với quy mô diện tích từ 30- 50 ha trong những vụ tiếp theo.
Thu Hiền
Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã