Học tập đạo đức HCM

Trồng rau trong nhà kín 'ăn nên làm ra'

Thứ sáu - 31/07/2020 05:41
Ở Tuyên Quang hiện có 3 mô hình trồng rau trong nhà kín góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Các mô hình trồng rau trong nhà kín đều có hiệu quả. Ảnh: Đào Thanh.

Các mô hình trồng rau trong nhà kín đều có hiệu quả. Ảnh: Đào Thanh.

Những kỹ sư làm nông dân

Chủ của những mô hình trồng rau trong nhà kín ở Tuyên Quang có đặc điểm chung là tuổi đời còn rất trẻ, cùng là những người có trình độ đại học nhưng muốn khởi nghiệp từ nghề nông trên mảnh đất quê hương.

Nguyễn Việt Lâm, chàng kỹ sư điện trẻ tuổi ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương là người tiên phong cho phong trào trồng rau trong nhà kín tại tỉnh Tuyên Quang.

Hai năm trước, tôi có dịp tiếp xúc với Lâm, khi ấy anh mới bắt đầu khởi nghiệp với mô hình này. Mọi thứ như kỹ thuật trồng, loại cây lựa chọn, đầu ra của sản phẩm… vẫn là mớ bòng bong cần gỡ rối.

Nhưng sau hai năm, những vướng mắc đấy của Lâm dần được tháo gỡ. Lâm chia sẻ, giờ đây không chỉ trong tỉnh mà sản phẩm rau sạch mang thương hiệu của Công ty TNHH MTV Sơn Dương GREENFAR do Lâm làm giám đốc đã có mặt ở chuỗi cửa hàng sản phẩm nông nghiệp sạch trong tỉnh và ở Hà Nội, Vĩnh Phúc.

Hiện tại, khu trồng rau của Lâm có 3.300 m2 rau, tập trung chủ yếu trồng dưa lưới. Các sản phẩm đều có tem truy xuất nguồn gốc. Mỗi vụ vườn dưa của Lâm cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn dưa lưới. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí vườn rau, dưa của Lâm thu lãi hơn 300 triệu đồng.

Năm 2017, sau khi tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hà Nội, chàng trai trẻ sinh năm 1994 Nông Quốc Doanh đã chọn về quê hương ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên trồng rau, quả trong nhà kín.

Với gần 1.200 m2, anh đầu tư xây dựng 2 nhà màng được thiết kế bằng khung nhôm, lợp mái nhựa, quây lưới xung quanh, có hệ thống tưới nước tự động và cảm biến nhiệt độ, độ ẩm để trồng dưa lưới, dưa chuột và các loại rau cải.

Anh Doanh cho biết, ban đầu anh trồng chủ yếu là dưa lưới. Đây là giống cây cho năng suất, chất lượng cao nếu tuân thủ đúng quy trình.

Thời điểm quan trọng, tốn nhiều công sức nhất là thụ phấn nhân tạo cho dưa lưới. Quá trình này được thực hiện vào mỗi buổi sáng và cho kết quả sau 2-3 ngày. Muốn dưa lưới đạt chất lượng cao, giá trị dinh dưỡng tốt nhất, mỗi cây chỉ để từ 1-2 quả.

Trong quá trình trồng, anh thường xuyên bắt sâu và thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng chế phẩm sinh học để đảm bảo chất lượng an toàn của sản phẩm. Sau 2 vụ trồng thử nghiệm, anh thu hoạch được trên 2 tấn dưa, trị giá gần 100 triệu đồng. 

Cùng với dưa lưới, Doanh còn trồng thêm các loại rau như súp lơ xanh, cải thảo. Các loại rau, quả đều được anh nhập giống từ Nhật Bản, Nga và khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh. Hiện các sản phẩm của tại vườn của Doanh đã có mặt tại một số cửa hàng thực phẩm sạch tại thành phố Hà Nội.

Nâng cao vị thế nông sản sạch

Ông Nguyễn Văn Thuấn, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Tuyên Quang cho biết, hiện 3 cơ sở trồng rau trong nhà kín có quy mô vài nghìn m2/mô hình.

Những chủ nhà vườn đều có điểm chung là tuổi đời còn rất trẻ, đều là những người có trình độ, kiến thức và chọn khởi nghiệp từ nghề nông. Trồng rau an toàn chất lượng cao là mô hình cần được nhân rộng nhằm xây dựng nền nông nghiệp sạch, đưa nông sản chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.

Các sản phẩm rau trồng trong nhà kín đều có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Đào Thanh.

Các sản phẩm rau trồng trong nhà kín đều có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Ảnh: Đào Thanh.

Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp xanh xã Trung Môn cũng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với mô hình trồng rau trong nhà màng.

Chị Nguyễn Thanh Nga, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, hợp tác xã đã đầu tư hơn 700 triệu đồng sản xuất rau trên diện tích 3.800m2 theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Để các thành viên trong hợp tác xã có thể thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, chị Nga chủ động kết nối với cán bộ kỹ thuật của Sở NN-PTNT tỉnh Tuyên Quang tập huấn, hướng dẫn và giám sát toàn bộ quy trình.

Với hợp tác xã, đối tượng khách hàng là các bếp ăn tập thể (trường học, bệnh viện… trên địa bàn tỉnh). Để cạnh tranh với thị trường, hợp tác xã thống nhất giá bán chung cho các sản phẩm là 15.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, vì đặc điểm rau trồng trong nhà màng lá xanh mướt hơn, không có sâu bệnh nên nhiều người nghi ngờ hợp tác xã nhập rau từ… Trung Quốc về bán.

Để giải quyết vấn đề này, hợp tác xã đã đăng ký và được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Hợp tác xã cũng đã kết nối với một số siêu thị tại Hà Nội và siêu thị Vinmart Tuyên Quang để tìm đầu ra ổn định, lâu dài.

Hiện nay, các vườn rau trong nhà kín ở Tuyên Quang đã chinh phục được nhiều thị trường ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh… Các vườn rau đều có tem truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Tổng sản lượng của mỗi nhà vườn đạt hơn 10 tấn rau, dưa các loại/năm.

Riêng mô hình trồng dưa lưới của anh Nguyễn Việt Lâm mỗi năm cho thu 3 vụ, với tổng sản lượng cung cấp ra thị trường hàng năm là hơn 30 tấn/năm.

Tuy có khởi sắc, nhưng mô hình trồng rau trong nhà kín của những người trẻ tuổi ở Tuyên Quang cũng còn không ít những khó khăn. Nhất là vấn đề về vốn và tiếp cận thị trường. Nhiều khi có những đối tác là các siêu thị lớn có uy tín trên thị trường đến đặt hàng nhưng do quy mô còn nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu lớn và ổn định nên đành lỡ hẹn.

Vì vậy các cơ sở đều mong muốn được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để nâng cấp mở rộng quy mô; đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất để giảm giá bán hướng tới tất cả các đối tượng tiêu dùng.

Đào Thanh/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm162
  • Hôm nay21,913
  • Tháng hiện tại289,477
  • Tổng lượt truy cập90,352,870
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây