Học tập đạo đức HCM

Theo dõi, chỉ đạo, chăm sóc kịp thời cây trồng dịp Tết

Thứ hai - 08/02/2021 22:13
Sở NN-PTNT Bình Thuận đề nghị các địa phương trên địa bàn theo dõi, chỉ đạo, chăm sóc cây trồng trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Theo ông Phan Văn Tấn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận, hiện vụ Mùa 2020 cơ bản đã thu hoạch xong trừ huyện Tuy Phong. Đối với diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân 2020 - 2021, đến nay đạt 91,74% kế hoạch đề ra. Các trà lúa Đông Xuân 2020-2021 sinh trưởng, phát triển tốt và chủ yếu ở giai đoạn mạ và đẻ nhánh.

Để vụ Đông Xuân được thuận lợi, Sở NN-PTNT Bình Thuận đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm theo dõi, chỉ đạo, chăm sóc cây trồng trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận đề nghị các địa phương theo dõi, chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021. Ảnh: KS.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận đề nghị các địa phương theo dõi, chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021. Ảnh: KS.

Theo đó, đối với cây lúa chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND các xã, thị trấn, khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, tập trung chăm sóc, làm cỏ, tỉa dặm, bón phân... hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với từng địa phương, giúp cây lúa đẻ nhánh sớm và đạt số nhánh hữu hiệu cao.

Tùy tình trạng sinh trưởng, phát triển của lúa, có thể khuyến cáo bổ sung phân bón lá trung, vi lượng và phân bón có chứa các nguyên tố magie, silic cao giúp cho lúa cứng cây, chống đỗ ngã.

Bên cạnh đó, theo dõi diễn biến dịch hại đồng ruộng trước, trong và sau Tết, hướng dẫn phòng trừ sớm bệnh đạo ôn lá, khô vằn, bọ trĩ... Cũng như theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy nâu để chủ động phòng trừ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Thực hiện tốt việc phòng trị sâu bệnh hại trên cây lúa theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh.

Các địa phương phải chỉ đạo điều tiết nước khoa học, hợp lý, tiết kiệm ngay từ đầu vụ, đảm bảo đủ nước theo nhu cầu từng giai đoạn phát triển của cây lúa. Đồng thời, tận dụng tối đa nguồn nước hiện còn trên các sông, suối để cung cấp cho cây trồng, sử dụng tiết kiệm nguồn nước trong hồ chứa phục vụ cho sản xuất.

Đối với cây ngô cần tập trung chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời. Dự tính, dự báo chính xác các lứa sâu keo mùa thu phát sinh gây hại để có biện pháp khuyến cáo hỗ trợ người dân tổ chức phòng trị kịp thời, hiệu quả.

Trên cây rau, đối với diện tích cây rau màu đã xuống giống cần tranh thủ xới xáo, phá váng, làm cỏ và bón phân trước Tết, chăm sóc, tỉa, dặm, bón phân theo quy trình kỹ thuật để giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời theo dõi, kiểm soát các loại dịch hại khác trên cây rau màu và tổ chức thực hiện tốt việc phòng trị kịp thời, hiệu quả.

Còn trên cây sắn  tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng trị kịp thời bệnh khảm lá sắn. Tổ chức tập huấn, thông tin tuyên truyền cho hộ nông dân và cơ sở sản xuất giống để nắm chắc quy trình sản xuất giống sắn sạch bệnh, tự để giống sạch bệnh khảm lá sắn sớm theo công văn số 622 của Cục Trồng trọt. Cũng như tập trung các biện pháp diệt trừ bọ phấn trắng (môi giới truyền bệnh) để tránh lây lan…

Đối với cây công nghiệp, cần tăng cường đầu tư, áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, tưới nước tiết kiệm; tích cực trữ nước, sử dụng tốt mọi nguồn nước có được (đào ao trữ nước, làm đập dâng, đập tạm giữ nước...) và chuẩn bị các giải pháp phòng chống hạn trong mùa khô.

Hạn chế bốc thoát hơi nước bằng cách tăng cường tủ gốc, sử dụng tốt cây che bóng, cây chắn gió; có thể tỉa bớt những cành, nhánh bị sâu bệnh, cành vượt, cảnh yếu.

Bên cạnh đó cần tăng cường công tác dự tính, dự báo sâu bệnh hại trên cây công nghiệp như điều, hồ tiêu...và việc thông tin dự tính, dự báo cần được cập nhật thường xuyên và có hướng dẫn kịp thời tới người sản xuất.

Theo ông Phan Văn Tấn, sau Tết các địa phương cần vận động nông dân ra đồng sớm, theo dõi chặt chẽ đồng ruộng, tích cực chăm sóc cây trồng theo đúng thời kỳ sinh trưởng, phát triển. Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, các xã, thị trấn phân công cán bộ kỹ thuật theo dõi, trực ban trong dịp Tết để xử lý nhanh chóng những phát sinh đột xuất, đồng thời báo cáo về Chi cục Trồng trọt và BVTV để có các giải pháp chỉ đạo kịp thời, hiệu quả, nhằm bảo đảm cho sản xuất Đông Xuân 2020 - 2021 đạt thắng lợi.

Kim Sơ/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay16,932
  • Tháng hiện tại210,025
  • Tổng lượt truy cập92,587,689
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây