LTS: Kinh tế vườn (bao gồm cả Vườn - Ao - Chuồng) đã khẳng định vị trí, vai trò trong kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nhất là kinh tế hộ gia đình bởi hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được tiềm năng về đất đai, lao động và vốn liếng nhưng mỗi địa phương có một cách xây dựng và tổ chức khác nhau nên chưa có một hình mẫu cụ thể.
Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Hà Tĩnh không chỉ là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước mà còn nổi bật với việc “nâng cấp” chương trình khi triển khai XDNTM kiểu mẫu với các mô hình khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu xanh - sạch - đẹp, người dân hài lòng với cuộc sống.
Qua quá trình đi thực tế các khu dân cư mẫu, vườn mẫu tại Hà Tĩnh, GS.TS. Ngô Thế Dân, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam đã rút ra một số vấn đề về xây dựng vườn mẫu.
Kinh tế nông thôn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết Tiến bộ kỹ thuật áp dụng trong vườn mẫu; nguyên tắc nông dân tham gia tự giám sát truy xuất nguồn gốc và công bố chất lượng sản phẩm của ông.
Ban Biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn mong nhận được nhiều bài viết về xây dựng vườn mẫu, vườn chuẩn trong XDNTM.
Vườn mẫu (hoặc vườn chuẩn) do Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh đề xuất và triển khai làm thử, Hội Làm vườn Việt Nam (HLV VN) tổ chức tổng kết đúc rút và triển khai ra các địa phương theo chủ trương của Ban Chủ nhiệm Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sau Hội nghị toàn quốc triển khai xây dựng mô hình khu dân cư kiểu mẫu và vườn mẫu tổ chức ở Hà Tĩnh (tháng 4/2018), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường với tư cách là Phó trưởng ban Thường trực Chương trình MTQG về NTM đã có thư gửi Tỉnh ủy, UBND các tỉnh đề nghị tập trung triển khai xây dựng vườn mẫu, khu dân cư NTM kiểu mẫu. Đây là cơ hội để Hội Làm vườn (HLV) các địa phương phối hợp với Văn phòng điều phối NTM các các cấp triển khai xây dựng vườn mẫu theo kinh nghiệm của Hà Tĩnh và theo các giải pháp do HLV VN tổng kết đúc rút.
Vườn mẫu được hiểu là vườn có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) tổng hợp vào sản xuất, là vườn sinh học có hiệu quả kinh tế cao, là vườn để làm cho “nhà sạch, vườn đẹp”, là nơi đáng sống của nông dân.
Nội dung TBKT ứng dụng vào vườn mẫu bao gồm:
Tuy nhiên, tùy theo điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi loại khuôn viên mà lựa chọn TBKT thích hợp, không nhất thiết phải áp dụng tất cả các công nghệ kỹ thuật tổng hợp. Điều cốt lõi là sản xuất được sản phẩm an toàn, chất lượng, minh bạch thông tin cho người tiêu dùng.
Làm vườn mẫu là đưa Chương trình MTQG về NTM vào cổng nhà nông dân, là nội dung “cốt lõi” của Chương trình NTM giai đoạn phát triển theo chiều sâu, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho hộ nông dân. Nhưng yếu tố hạn chế cơ bản là “đầu ra” cho sản phẩm vườn mẫu. Do sản phẩm vườn mẫu đa dạng, manh mún, chất lượng sản phẩm không đồng đều, lượng hàng còn ít nên phải quan tâm chỉ đạo mô hình liên kết chuỗi với hệ thống tự giám sát truy xuất nguồn gốc, liên kết giữa nhóm hộ nông dân và công ty dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống này gọi tắt là PGS.
Nguyên tắc cơ bản của hệ thống PGS là tin tưởng lẫn nhau nhưng phải minh bạch, cùng hợp tác, cùng chịu trách nhiệm để phát triển và cùng chia sẻ niềm tin là “thức ăn lành cho cuộc sống khỏe” và cuối cùng là nguyên tắc cùng quan tâm đến đời sống nông dân nói chung.
Thực chất của PGS là phương pháp tự bảo đảm chất lượng sản phẩm do mỗi hộ tham gia nhóm sản xuất làm ra, là giữ chữ Tín và chất lượng sản phẩm.
Cơ cấu của PGS là: Mỗi hộ nông dân cá thể là thành viên của nhóm sản xuất trên vườn mẫu, tham gia tích cực, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình quy định. Nhóm sản xuất ở vườn mẫu ít nhất phải có 5 hộ ở gần nhau, tham gia cùng áp dụng một phương thức canh tác và cùng trách nhiệm, cùng quyền lợi. Trên cơ sở này hình thành liên nhóm PGS ở mỗi thôn hoặc mỗi xã hoặc HTX.
Để đảm bảo hoạt động của nhóm hoặc liên nhóm sản xuất cần phải có nhóm điều phối và nhóm liên nhóm điều phối.
Nhóm điều phối PGS thường gồm 5 thành viên. Trong đó có nhóm trưởng và 1 thành viên chính để duy trì các cơ sở dữ liệu, phát hành giấy chứng nhận và là người liên lạc cho nhóm điều phối. Nhóm điều phối lập ra Hội đồng tiêu chuẩn để xem xét đầu vào của sản xuất, cấp giấy chứng nhận, xử lý hồ sơ vi phạm quy định.
Mạng lưới PGS vườn mẫu có thể đứng ra xây dựng Logo để in trên nhãn hàng hóa và có thể in cả trên các trang thiết bị lao động như mũ, áo...
Trong hệ thống PGS, nông dân tham gia tổ chức tự giám sát truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tự công bố chất lượng sản phẩm. Đây là việc hiện còn rất mới mẻ, vì vậy, cần phải tuyên truyền vận động nông dân, chủ hộ vườn mẫu làm thử rút kinh nghiệm..
GS.TS. Ngô Thế Dân,Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam/https://kinhtenongthon.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã