Tham dự Hội thảo có đồng chí Đặng Ngọc Sơn - Phó chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; đại diện lãnh đạo và cán bộ nông nghiệp của các huyện, thành phố, thị xã; đại diện lãnh đạo và cán bộ nông nghiệp các xã tham gia thực hiện mô hình; đại diện các doanh nghiệp; đại diện phóng viên, báo đài tại Hà Tĩnh cùng một số bà con sản xuất lúa trong tỉnh.
Đoàn đại biểu tham quan mô hình sản xuất tại xã Thạch Liên - Thạch Hà
Mô hình được tổ chức tại 4 điểm của 4 huyện trong tỉnh Hà Tĩnh là xã Yên Hồ (huyện Đức Thọ), xã Thạch Kênh (huyện Thạch Hà), xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Giang (huyện Kỳ Anh) với diện tích 71 ha.
Trước khi bước vào Hội thảo, Đoàn lãnh đạo, cán bộ cùng bà con đi tham quan, đánh giá mô hình sản xuất lúa hữu cơ Dự Hương 8 tại thôn Phú Quý - Thạch Liên - Thạch Hà và mô hình sản xuất lúa hữu cơ RVT tại thôn Kênh - Cẩm Thành - Cẩm Xuyên.
Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Văn Xuyên - một hộ sản xuất lúa tại thôn Phú Quý - Thạch Liên cho hay: Mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ bước đầu cũng gặp nhiều khó khăn, do mô hình sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ của Tổng công ty Sông Gianh sản xuất, nên nhiều bà con nông dân còn nhiều e ngại, băn khoăn. Nhưng được sự động viên, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật cùng sự chỉ đạo của chính quyền, người dân đã thực hiện đúng quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ, năng suất lúa đạt 53 - 56 tạ/ha.
Sau khi nghe báo cáo kết quả mô hình và các ý kiến tham luận, đồng chí Đặng Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người. Canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì hệ sinh thái nông nghiệp, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại và có chất lượng cao,… Ngoài ra, còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ phì nhiêu cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng. Do đó chính quyền các cấp và các cán bộ kỹ thuật cần tích cực vận động bà con nông dân Hà Tĩnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tiến tới nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, tăng giá trị sản xuất lúa gạo nói riêng, sản xuất nông nghiệp Hà Tĩnh nói chung.
Kết thục buổi hội thảo, nhận thấy mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng giúp người nông dân yên tâm sản xuất ra sản phẩm đảm bảo an toàn và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường về yêu cầu đảm bảo chất lượng ăn toàn sinh học phải đặt lên hàng đầu./.
Trần Hà/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố