Học tập đạo đức HCM

OCOP Hà Tĩnh không ngừng vươn xa

Thứ tư - 27/10/2021 02:51
Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng các chủ thể tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn tiếp tục đầu tư đa dạng mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để vươn xa.

Đầu tư theo bề rộng và chiều sâu

Sản phẩm nước mắm Nhất Ninh của Cơ sở Nhất Ninh (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh) được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng từ nhiều năm qua. Đặc biệt, sau khi tham gia Chương trình OCOP và được công nhận đạt chuẩn 3 sao (năm 2019), sản phẩm nước mắm Nhất Ninh ngày càng được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường qua các kênh hội chợ thương mại, vào các kệ hàng siêu thị. Sản lượng nước mắm tiêu thụ năm 2020 của cơ sở đạt 15.000 lít, tăng gần 50% so với lúc chưa đạt chuẩn.

oc1.jpg
Sản phẩm nước mắm Nhất Ninh của cơ sở Nhất Ninh (xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh) đạt tiêu chuẩn 4 sao được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng từ nhiều năm qua.

Chưa thoả mãn với kết quả đạt được, năm 2021, cơ sở Nhất Ninh tiếp tục đầu tư dây chuyền công nghệ để nâng quy mô, chất lượng sản phẩm nước mắm nhỉ theo cả bề rộng và chiều sâu.

Bà Nguyễn Thị Ninh (chủ cơ sở) cho biết, từ sản phẩm nước mắm truyền thống đã đạt chuẩn 3 sao, năm 2021, cơ sở đầu tư sản xuất nước mắm nhỉ nguyên chất. Theo đó, việc tuyển chọn nguyên liệu đầu vào khắt khe hơn, đảm bảo chủng loại cá và muối tinh chất để 3 năm. Đặc biệt, công nghệ muối ủ nước mắm và dây chuyền đóng chai đã được nâng cấp.

“Nhờ đầu tư nguyên liệu, đổi mới công nghệ nên chất lượng sản phẩm đã nâng lên 1 bước (độ đạm từ 31% lên 40%). Trong đợt đánh giá, phân hạng 31 sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021, nước mắm nhỉ Nhất Ninh đã được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Tĩnh chấm đạt 73 điểm (đạt tiêu chuẩn 4 sao)”,  bà Nguyễn Thị Ninh thông tin.

Hay mô hình sản xuất chẻo của Cơ sở SXKD Lại Thị Huyền Châu ở xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên). Là doanh nghiệp đã có thương hiệu nhưng năm 2021 mới đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Tham gia vào chương trình, cơ sở của bà Châu được tư vấn, hỗ trợ về nâng cấp bao bì, nhãn mác và quảng bá thương hiệu.

“Từ chỗ sản phẩm chỉ tiêu thụ trong huyện, qua tham gia Chương trình OCOP, sản phẩm chẻo của chúng tôi đã có mặt tại nhiều hội chợ trong và ngoài tỉnh, đặc biệt được người tiêu dùng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đặt hàng rất nhiều. Vừa qua, sản phẩm của chúng tôi được đánh giá đạt chuẩn OCOP 3 sao. Đây sẽ là cơ hội để sản phẩm của chúng tôi tiếp tục vươn ra thị trường rộng lớn hơn”, bà Lại Thị Huyền Châu phấn khởi cho biết.

OCOP từ chỗ là một cái tên xa lạ không chỉ đối với người sản xuất, người dân Hà Tĩnh và thậm chí không ít cán bộ, công chức, nhưng đến nay đã trở thành quen thuộc. Đặc biệt, nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến đã trở thành mặt hàng tin dùng, không thể thiếu của các bà nội trợ mỗi khi đi mua sắm.

“Hơn một năm nay, mỗi khi mua sắm các mặt hàng thực phẩm chế biến, tôi thường lựa chọn các cửa hàng OCOP trên địa bàn để mua. Chọn mua các sản phẩm ở các cửa hàng này rất yên tâm bởi chất lượng đảm bảo, tươi ngon và bao bì nhãn mác cũng được đầu tư rất đẹp, chuyên nghiệp với đa dạng mẫu mã, chủng loại”, bà Nguyễn Thị Hương ở phường Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) cho hay.

oc5.jpg
Các sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh không chỉ có chất lượng đảm bảo, tươi ngon mà bao bì nhãn mác cũng rất đẹp, đa dạng mẫu mã, chủng loại.

Tạo sức lan tỏa

Ông Nguyễn Hữu Dực, Phó chánh Văn phòng NTM tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: Năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Chương trình OCOP vẫn tiếp tục được các địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện đạt kết quả khá.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có thêm 139 ý tưởng sản phẩm được chấp thuận đủ điều kiện lập phương án sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP. Đặc biệt, năm nay có thêm nhiều sản phẩm mới như: Đông trùng hạ thảo Phú Nhân (Nghi Xuân); cá mối một nắng Kim Anh, cà muối mắm Tuệ Loan (Cẩm Nhượng – Cẩm Xuyên); mực một nắng Bích Lan (Lộc Hà)… Qua đợt đánh giá sản phẩm OCOP đợt 1/2021 vừa qua, Hội đồng cấp tỉnh đã đánh giá 30/31 sản phẩm đạt trên 50 điểm, trong đó có 2 sản phẩm trên 70 điểm.

“Điều nhận thấy ở các chủ thể sản xuất khi tham gia Chương trình OCOP là họ đã được nâng cao thêm một bước về đầu tư chất lượng sản phẩm, mẫu mã và cách quảng bá, tiếp cận thị trường. Đặc biệt, sau khi sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 4 sao, các chủ cơ sở sản xuất đã tiếp tục đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô nhà xưởng để nâng cao về số lượng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Dực cho hay.

Cũng theo ông Dực, trong những “cái được” thì “cái được” lớn nhất là, người tiêu dùng đã hiểu, biết và nhận dạng, xác định được sản phẩm OCOP là sản phẩm có chất lượng, thương hiệu nên đã yên tâm lựa chọn, tin dùng. Đây là kết quả quan trọng, là nền tảng, bài học cho thực hiện chương trình trong giai đoạn tiếp theo.

oc6.jpg
Cái được lớn nhất là, người tiêu dùng đã hiểu, biết và nhận dạng, xác định được sản phẩm OCOP là sản phẩm có chất lượng, thương hiệu nên đã yên tâm lựa chọn, tin dùng.

Sau 3 năm triển khai thực hiện chương trình, Hà Tĩnh đã có 159 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 7 sản phẩm đạt 4 sao. Hầu hết các sản phẩm đều tăng về doanh số bán hàng, bình quân tăng gần 40%, cá biệt có sản phẩm tăng 2-4 lần. Nhiều sản phẩm trước đây chỉ có trong làng, xã, nay đã đi được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, như: nem chua Ý Bình, giò me Tiến Giáp, nước mắm Luận Nghiệp, Nhất Ninh, nhung hươu Thuận Hà, Hiền Ngọc...

Các sản phẩm OCOP đã và đang có những đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, từng bước cụ thể hoá mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh đạt chuẩn tỉnh nông thôn mới vào năm 2025.

Theo Trà Giang/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập65
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm64
  • Hôm nay26,969
  • Tháng hiện tại579,808
  • Tổng lượt truy cập83,635,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây