Học tập đạo đức HCM

Vũ Quang: Tổ chức hội thảo trực tuyến, truyền thông về chuyển đổi số trong nông nghiệp và sản phẩm OCOP.

Thứ sáu - 09/07/2021 10:39
Sáng ngày 9/7, huyện Vũ Quang đã tổ chức hội thảo trực tuyến, truyền thông về chuyển đổi số trong nông nghiệp và sản phẩm OCOP qua phần mềm Zoom cho các địa phương đơn vị trên địa bàn huyện.

Điểm cầu trực tuyến Zoom tại hội trường Huyện ủy.

Dự hội thảo có các Đ/c Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nguyễn Mai Thủy, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Đậu Tùng Lâm, Phó Giám đốc Sở thông tin và truyền thông; đại diện Văn phòng điều phối NTM tỉnh. Ở huyện có các Đ/c: Nguyễn Thị Hà Tân, TUV - Bí thư Huyện ủy; Nguyễn Thiều Quang, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy - Chủ  tịch HĐND huyện; Bùi Khắc Bằng, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí UVBTV Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND huyện, các phòng, ban, ngành và các địa phương đơn vị.

Tại hội thảo, gần 200 đại biểu đã nghe Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chuyên gia kinh tế, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam - Chủ tịch Công ty cổ phần Bagico truyền đạt các nội dung quan trọng về chuyển đổi số trong nông nghiệp và sản phẩm Ocop như: chuyển đổi số nông nghiệp là gì; chuyển đổi số - liên kết chuỗi kinh tế hợp tác; chuyển đổi số và nông nghiệp thông minh; chuyển đổi số theo ngành hàng…

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chuyên gia kinh tế, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam - Chủ tịch Công ty cổ phần Bagico truyền đạt các nội dung quan trọng về chuyển đổi số trong nông nghiệp và sản phẩm Ocop.

Trong đó làm rõ về khái niệm chuyển đổi số nông nghiệp là một quá trình chuyển đổi từ làm việc theo phương thức cũ sang làm việc theo phương thức mới, trên các nền tảng công nghệ số. Mọi thông tin, mọi quyết định của cá nhân hay tổ chức đều được thể hiện dạng số liệu trên các nền tảng công nghệ số. Có thể tạo ra các mô hình quản lý, giao tiếp, kinh doanh mới để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xa hôi số. Khi chúng ta đang sử dụng mạng xã hội (FB/Zalo ..) để kết nối bạn bè đó là xã hội số; Mua bán online là kinh tế số…Ứng dụng gọi xe Grab là kinh tế chia sẻ.

Với chuyển đổi số Nông nghiệp đó là số hóa các dữ liệu liên quan đến chuỗi giá trị Nông nghiệp và liên kết chúng lại với nhau trên nền tảng công nghệ số; Sử dụng các công nghệ số (Dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo..),để thay đổi phương thức làm việc, quản lý, SXKD theo mô hình số

Bà Nguyễn Thị Thanh Thực cũng đã nhấn mạnh vì sao cần chuyển đổi số. Vì chuyển đổi số hội nhập dễ dàng hơn. Thế giới ngày càng ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt cuộc sống. Đến nhiều nước các thủ tục hành chinh không còn làm thủ công, không có người phục vụ. Chuyển đổi số kết nối không giới hạn; Tiết giảm chi phí; Quảng bá sản phẩm thuận lợi hơn.

Chuyển đổi số bên cạnh bên cạnh nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách, khung pháp lý để thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, xã hội từ mô hình truyền thống sang mô hình số, thì mỗi người cần thay đổi về nhận thức, cần được đào tạo về kiến thức,chuyên môn để chuyển từ mô hình truyền thống sang mô hình số phù hợp.

Điểm cầu trực tuyến Zoom tại hội trường liên cơ huyện.

Để thực hiện chuyển đổi số: Thứ nhất cần  phần mềm, các phần mềm phù hợp để số hóa, đồng bộ cơ sở dữ liệu cần thiết đang làm theo phương thức cũ , Thứ 2 Phần cứng (Thiết bị đầu cuối ): thiết bị đầu để thu thập dữ liệu cơ sở thông qua phần mềm ( công nghệ số ) truyền dẫn đến thiết bị cuối để điều khiển các công việc thay cho làm thủ công, phương thức cũ trước đây; Thứ 3 Mạng truyền dẫn (đường truyền): thông tin kết nối giữa thiết bị đầu – cuối , điều khiển các công việc theo ý chí của con người đã tích hợp và được các phần mềm đọc, phân tích, ra quyết định thay cho con người vẫn làm thủ công

Với các công nghệ ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp cần có thiết bị bay không người lái : ứng dụng phun thuốc, rải phân , xạ giống lúa , bản đồ, chỉ dẫn địa lý.  Công nghệ chăn nuôi tự động :bò, heo, gà, cá, tôm … Phần mềm ảnh viễn thám ; Sàn thương mại điện tử; Truy xuất nguồn gốc ; Thanh toán không dùng tiền mặt, Mạng xã hội… Nền tảng số của Việt Nam sẽ đóng góp tài nguyên dữ liệu phục vụ cho Việt nam, dữ liệu là tài sản lớn và quan trọng nhất của Chuyển đổi số.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thực cũng đã nhấn mạnh. Chuyển đổi số phải bắt đầu từ Nông dân. Số hóa dữ liệu từng Nông hộ: lựa chọn phần mềm (app) trên điện thoại, đơn giản, dễ dùng, cập nhật đa phương tiện ( tải ảnh, video, ghi chép ). Số hóa dữ liệu của từng Nông hộ/HTX/THT/Doanh nghiệp : đất đai, vật nuôi, cây trồng, sản phẩm hàng hóa, qui trình chăm sóc…nhằm thay thế sổ tay Nông hộ ghi chép bằng giấy sang ghi chép bằng phần mềm trên điện thoại. Cơ quan/tổ chức nhà nước quản lý giám sát Nông hộ trực tuyến qua sổ “nhật ký điện tử”, đánh giá việc tuân thủ các tiêu chuẩn qua công nghệ số.

Đ/c  Đậu Tùng Lâm, Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông. Đây là chương trình rất hữu ích, cần áp dụng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Là đơn vị chuyên môn về lĩnh vực này, Sở sẽ đồng hành, giúp đỡ huyện Vũ Quang về mặt kỹ thuật trong quá trình triển khai.

Chuyển đổi số  - liên kết chuổi kinh tế hợp tác sẽ góp phần liên kết các nông hộ sản xuất nhỏ lẽ theo ngành nghề thành khối kinh tế hợp tác, hình thành các HTX trên cơ sở số hóa, minh bạch thông tin, giám sát thuận tiện. Mục tiêu cùng mua – cùng làm – cùng bán.  Các hộ nông dân sẽ kết nối với nhau trên nền tảng số, giám sát trực tiếp, minh bạch thông tin, liên kết chuổi cung ứng – sản xuất – thu mua, dưới sự giám  sát của quản lý nhà nước, đảm bảo tránh việc giả mạo sản phẩm của những cơ sở có chứng chỉ chất lượng cao, đặc biệt là giả mạo mã vùng trồng, mã xưởng khi xuất khẩu.

Chủ tịch UBND huyện Bùi Khắc Bằng:  Cảm ơn lãnh đạo các Sở, ngành đồng hành, quan tâm và hỗ trợ chủ trương, cảm ơn  Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chuyên gia kinh tế, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam - Chủ tịch Công ty cổ phần Bagico  đã truyền đạt các nội dung hết sức hữu ich về chuyển đổi số trong nông nghiệp và sản phẩm Ocop. Để từng bước triển khai chuyển đổi số huyện đã mời đủ các thành phần tham gia hội nghị nhằm từng bước tiếp cận, nâng cao nhận thức cho cán bộ về chuyển đổi số trong nông nghiệp. Tới đây huyện sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan cũng như lựa chọn phần mềm phù hợp, tiện ích để triển khai việc chuyển đổi số trong nông nghiêp. Huyện cũng mong được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh các chuyên gia kinh tế hỗ trợ, giúp đỡ.

Cũng tại hội thảo, chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Thành Thực cũng đã  trình bày và hướng dẫn  ứng dụng Autogri – chuyển đổi số các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP huyện Vũ Quang. Sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo trong nông nghiệp  của huyện Vũ Quang.

Qua hội thảo đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng, hữu ích cho các đại biểu về chuyển đổi số nhằm định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, nhất là áp dụng khoa học - kỹ thuật, tận dụng nhân lực, lợi thế địa phương. Thay đổi từ hình thức sản xuất kinh doanh truyền thống sang mô hình số bằng cách áp dụng công nghệ mới, thay đổi phương thức điều hành, quy trình làm việc trên nền tảng công nghệ.

 Đ/c Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Với huyện Vũ Quang nên lựa chọn sản phẩm cam, từng bước áp dụng thí điểm trong chuyển đổi số, vì Vũ Quang đang có nhiều tiềm năng lợi thế ở cây cam.

Tại hội thảo, Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TT&TT, Hội Nông dân tỉnh ghi nhận huyện Vũ Quang đã chủ động triển khai và là một trong những địa phương đầu tiên quan tâm đến việc thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp . Đây là chuyên đề rất ý nghĩa và cho thấy chuyển đổi số là xu thế tất yếu cần phải thực hiện sớm trong tương lai, nếu không triển khai sẻ không bao giơ đến đích và sẻ mất cơ hội cho phát triển nông nghiệp và Ngành nông nghiệp có thể tham gia sớm, nhất là những người nông dân phải hiểu mới làm được, muốn vây phải tập trung tuyên truyền, làm tốt công tác truyền thông để người dân hiểu và thực hiện một cách tốt nhất, đem lại lợi ích, tiện ích và hiệu quả sản xuất. Gắn với đó huyện Vũ Quang cần  sớm tập trung  triển khai thực hiện, lựa chọn phần mềm chuyển đổi số phù hợp, tiện ích.

 

 

Đ/c Nguyễn Thị Mai Thủy - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.  Đây là hội chương trình hết sức hữu ích, Hội đã bố trí cán bộ tỉnh hội để cùng tham gia lắng nghe, Hội nông dân tỉnh sẽ cùng đồng hành, hỗ trợ cùng Vũ Quang trong việc triển khai thực hiện chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp và các sản phẩm OCOP.

Phát biểu tại hội thảo, Đồng chí Nguyễn Thị Hà Tân, TUV -  Bí thư Huyện ủy cảm ơn Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Thành Thực và Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam đã dành thời gia chia sẻ chuyên đề với nhiều nội dung thiết thực. 

Đồng chí Nguyễn Thị Hà Tân, TUV -  Bí thư Huyện ủy và Đ/c Nguyễn Thiều Quang, Phó bí thư Thường trực Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện chủ trì hội nghị.

 Bí thư Huyện ủy cũng nhấn mạnh,  Đây là cuộc khởi đầu với mục đích từng bước tiếp cận và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất. Khi được hỗ trợ, hướng dẫn các phần mềm quản lý mọi người dân, hộ sản xuất có thể áp dụng được từ đó có thể tiết giảm chi phí; Quảng bá sản phẩm thuận lợi hơn. 

Vũ Quang là huyện nông nghiệp, và là một trong những “vựa” cam của tỉnh, nên việc tạo điều kiện cho cán bộ và Nhân dân trên địa bàn tiếp cận sớm chuyển đổi số trong nông nghiệp là rất cần thiết, tạo cơ hội cho người dân ứng dụng  các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

Quá trình triển khai huyện mong muốn được sự quan tâm hỗ trợ về chủ trương, hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật của các cấp, các ngành, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia phần mềm để huyện Vũ Quang sớm tiếp cận, triển khai và từng bước tiêu thụ tốt sản phẩm nông nghiệp

Bích Hường - Lê Thủy - Hoàng Yến

https://vuquang.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập244
  • Hôm nay40,242
  • Tháng hiện tại815,520
  • Tổng lượt truy cập91,989,249
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây