Học tập đạo đức HCM

Sản xuất thịt bò BBB tại Hà Nội: Phát triển theo chuỗi giá trị

Thứ năm - 09/02/2017 21:08
Hà Nội đang là địa phương đi đầu cả nước về chăn nuôi bò thịt BBB. Tuy nhiên, để thịt bò cao sản này chiếm lĩnh được thị trường Thủ đô thì DN, người chăn nuôi phải thực hiện sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Hiệu quả cao
Ba Vì là một trong những huyện triển khai dự án chăn nuôi bò BBB từ khá sớm. Trong giai đoạn 2012 – 2015, toàn huyện đã phối giống được hơn 5.000 bò cái nền và kết quả có hơn 4.000 bê sinh ra. Riêng năm 2016, số bê được sinh ra là 4.900 con. Ông Nguyễn Đình Dần – Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, qua quá trình triển khai mô hình trong thực tế, bê lai F1 BBB sinh ra nuôi trong vòng 6 tháng cho lãi trung bình 6 triệu đồng/con. Do đó, việc lai tạo giống bò BBB được các xã nhiệt tình ủng hộ, người dân đánh giá có hiệu quả cao, cải thiện thu nhập gia đình. Huyện Ba Vì định hướng tiếp tục mở rộng đàn bò BBB, phấn đấu đến năm 2020 phát triển đàn bò hướng nạc lên hơn 40.000 con.
Tương tự, tại huyện Thanh Oai, chăn nuôi bò trên vùng đất bãi ven sông Đáy được địa phương xác định là một trong những hướng đi quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp. Thực hiện chương trình lai tạo đàn bò BBB từ năm 2014, đến nay, toàn huyện đã thực hiện phối giống cho gần 2.500 con bò cái nền, số bê sinh ra gần 700 con. Bà Đỗ Thị Kim Dung – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Thanh Oai cho biết, bê lai BBB sinh ra có trọng lượng to hơn bê lai Sind và dễ nuôi, tăng trọng nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao. Sau khi nuôi 12 tháng, giá bán bò BBB cao hơn bê lai thông thường từ 8 – 10 triệu đồng/con.
Thống kê của Công ty CP Giống gia súc Hà Nội, đơn vị được TP giao nhiệm vụ triển khai dự án phát triển đàn bò BBB cho thấy, ngoài số bò đã tham gia dự án là hơn 35.700 con từ những năm trước, sang năm 2016, dự án đã tiếp tục bình tuyển bổ sung đàn bò cái nền thêm gần 3.000 con. Đến nay, số bê F1 sinh ra của toàn dự án là 38.970 con. Khối lượng bê sơ sinh bình quân 29,5kg/con. Giá trị sản phẩm do đàn bò F1 BBB làm ra ước đạt trên 700 tỷ đồng, tăng 300 tỷ đồng so với giống bò thịt khác cùng thời điểm.
Hoàn thiện quy trình
Chăn nuôi bò BBB đang là hướng đi quan trọng cho thu nhập cao ở khu vực ngoại thành. Bên cạnh đó, với khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm thịt bò nhập khẩu, mô hình nuôi bò BBB của Hà Nội đã được Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) chọn làm điểm để nhân rộng, chuyển giao công nghệ lai tạo cho các tỉnh, TP trên cả nước. Thực tế những năm qua, Hà Nội cũng đã hợp tác, liên kết với nhiều địa phương để chuyển giao lai tạo đàn bò BBB như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thanh Hóa, Hải Dương, Lâm Đồng… Thông qua đó hình thành các vùng chuyên canh bò thịt tại Hà Nội cũng như các tỉnh, cung cấp nguồn thịt bò chất lượng cao, chăn nuôi đúng quy trình cho người tiêu dùng Thủ đô. Theo các chuyên gia, để mô hình chăn nuôi bò BBB thực sự có hiệu quả cao, cần phải phát triển theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến giết mổ, chế biến và phân phối sản phẩm.
Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định, hiệu quả của mô hình nuôi bò BBB đạt cao là sự ghi nhận nỗ lực, cố gắng lớn của ngành nông nghiệp Hà Nội. Trong đó giải quyết được 3 vấn đề lớn là thay đổi tập quán chăn nuôi, khâu kỹ thuật và tăng khối lượng sản phẩm cũng như giá trị gia tăng. Theo ông Vân, bò BBB là giống bò siêu thịt của thế giới được nhiều nước châu Âu đang dùng làm bò cao sản. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình này, Sở NN&PTNT Hà Nội cần rà soát lại các khâu kỹ thuật, dinh dưỡng, trong đó xây dựng ngay chế độ vỗ béo trong 4 tháng cuối từ 18 – 22 tháng. Đồng thời rà soát đánh giá lại mô hình, xây dựng theo chuỗi giá trị sản phẩm trong đó có sự tham gia của DN giết mổ, chế biến, tiêu thụ. “Có như vậy thịt bò BBB mới chiếm lĩnh được thị trường Hà Nội” – ông Vân khẳng định.
Theo Thiên Tú/kinhtedothi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập779
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại748,449
  • Tổng lượt truy cập93,126,113
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây