Khán giả Lê Phước Thọ - Chợ Vàm - Phú Tân - An Giang. ĐT: 0977.533.500
Trả lời:
Cây ớt thuộc họ cà nên thường mắc các loại bệnh tương tự như cà chua, khoai tây. Hiện tượng bệnh trên cây ớt như khán giả nêu do 2 đối tượng gây ra:
Thứ nhất: ớt bị xoăn ngọn là do vi rút gây ra, hiện nay chỉ có các biện pháp phòng bệnh chứ chưa có biện pháp chữa bệnh do vi rút.
Để hạn chế bệnh này cần lưu ý:
- Không trồng ớt trên đất vụ trước đã trồng ớt hoặc các cây họ cà. Nếu đã trồng ớt vụ trước thì cần luân canh với 1 đến 2 vụ lúa mới trồng vụ ớt tiếp theo để cắt đứt nguồn bệnh.
- Sử dụng hạt giống hoặc cây giống sạch bệnh. Mua giống từ các cơ sở có uy tín.
- Xử lý đất bằng vôi bột (50kg/1000 m2) để diệt côn trùng làm hại rễ cây;
- Biện pháp làm cỏ, xới xáo đất cần hạn chế làm tổn thương rễ cây.
- Khi thấy côn trùng trích hút xuất hiện (rầy mềm, rầy chổng cánh,…), cần phun thuốc diệt trừ.
Phun Regent + Karate khi ớt được 2 lá thật và trước khi đem trồng lúc ớt được 5-6 lá.
Phun các loại thuốc trừ rầy mềm thường xuyên sau khi đem ra trồng ngoài ruộng. Cần chú ý kiểm tra kỹ ruộng ớt xem có bị rầy mềm tấn công không, nếu có phải phun kỹ trên ngọn và mặt dưới của lá.
- Khi cây bị nhiễm bệnh chỉ còn cách tiêu hủy cây bệnh để không lây lan sang cây khác do các loại côn trùng chích hút truyền bệnh.
Thứ hai: khi bẻ cây ra thấy trong ruột bị thối đen, cây tóp lại, rụng lá. Có thể do 1 trong 2 loại vi khuẩn sau, cần lưu ý để phòng trừ có hiệu quả:
Nếu những ngày đầu cây không có biểu hiện bị héo buổi trưa, sáng hôm sau xanh trở lại thì cây ớt bị bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Campestris gây ra.
Phun thuốc hóa học ngay để phòng trị khi bệnh vừa xuất hiện, không nên phun thuốc quá trể, bệnh sẽ nặng và cây khó phục hồi.
Dùng thuốc Kasuran 47WP pha 20 -25g/bình 8 lít, phun 4 bình/1000m2, phun lại sau 10 ngày.
Cần chú ý là cây ớt càng thiếu kali bệnh này càng nặng. Líp ớt lên cao ráo và có phủ nilon ớt sẽ ít bệnh hơn các líp thấp, ẩm và không có che phủ nilon.
Nếu cây ớt có biểu hiện bị héo buổi trưa, sáng hôm sau xanh trở lại thì cây ớt bị bệnh Héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum gây ra.
Hãy nhổ bỏ cây bệnh đem thiêu hủy và tưới ngay dung dịch thuốc Kasumin 2SL. Pha 30-40ml thuốc/bình 8-10 lít nước. Phun phòng (hoặc tưới gốc) 1-2 lần ở thời kỳ cây con hoặc 3-4 lần khi bệnh mới xuất hiện, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Theo khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã