Học tập đạo đức HCM

Giữ rừng bằng hương ước làng

Thứ ba - 27/11/2012 02:47
Người dân làng Nghi Sơn (xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) bảo vệ rừng chỉ bằng những điều ghi trong hương ước, một thứ lệ làng còn tồn tại với những điều tốt đẹp.

 

Chúng tôi theo con đường nhựa từ ngã ba Hương An (Quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quế Sơn, Quảng Nam) chừng 15km hướng về dãy núi Hòn Tàu cao chót vót, bốn mùa mây phủ mà đi. Nơi đây, có câu chuyện về 6 tộc họ hết đời này đến đời khác giữ lại cánh rừng nguyên sinh chỉ nhờ vào bản hương ước của làng.

Nhờ có hương ước của làng nên rừng ở Nghi Sơn không bao giờ bị chặt phá.

Đó là một khu rừng rộng chừng 10ha, xung quanh được bao bọc bởi những khoảnh ruộng bậc thang xanh mướt. Con đường độc đạo chạy quanh khu rừng già được điểm đủ sắc hoa dại từ sim, mua đến dủ dẻ, ngũ sắc, vông vang... cánh rừng xanh thẳm như chiếc ô khổng lồ nằm cạnh làng, che nắng mưa và cả dông tố cho làng.

Ngôi làng nhỏ chưa đầy 130 nóc nhà này cứ bám quanh triền núi tạo nên một cấu trúc cư ngụ hài hòa đẹp mắt. Điều độc đáo là cổng vào nhà nào cũng có những gốc cây cổ thụ với đủ hình thế, thậm chí có gia đình còn tỉa tót cổng ngõ tạo nên những tán cây rừng xinh xắn. Những ngôi nhà lưng dựa vào núi đá, mặt hướng ra đồng ruộng bậc thang phía trước...

Các lão nông tri điền ở làng Nghi Sơn này cũng không biết “lệ” giữ rừng của làng mình có từ đời nào. Họ chỉ biết rằng ngay từ thời còn bé, những cây đại thụ của rừng đã đứng vững chãi, che chắn mưa bão cho làng. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa buông tỏa đỏ thắm, hương thơm phảng phất khắp đường làng ngõ xóm. Chính vì vậy, người dân nơi đây canh giữ rừng lộc vừng nghiêm ngặt như canh giữ báu vật của làng.

Cụ Đinh Hữu Chi (78 tuổi, trưởng tộc Đinh Hữu làng Nghi Sơn) cho biết: “Trong hương ước của làng ghi rõ cần phải bảo vệ rừng, cấm bất cứ ai xâm phạm nơi ấy. Rừng do tổ tiên, cha ông trồng nên, tồn tại cùng làng bao đời qua, che mưa chắn gió cho làng nên nó có giá trị thiêng liêng như là linh hồn của làng. Đó là đặc ân lớn của làng. Rừng giữ làng, làng phải giữ rừng, thế thôi”.

Ông Phạm Đình Bảy - Chủ tịch UBND xã Quế Hiệp cho biết: "Cái quý nhất của rừng Miếu Cấm ở làng Nghi Sơn đó là giữ được vùng rừng bản địa với đủ loại cây gỗ quý. Người trong làng đã bảo vệ nó bằng những quy định ghi rõ trong hương ước. Kể cả người dân nơi khác cũng không ai dám vào rừng này để săn bắt, chặt cây, nên rừng mới giữ được như thế này".

Trong hương ước của làng ghi rất rõ: "Cấm cư dân trong làng vào rừng chặt củi làm than. Nếu vi phạm sẽ bị làng xử phạt. Nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì đòn roi, nghiêm trọng hơn thì đuổi ra khỏi làng".

Nguyên tắc bất di bất dịch ấy lưu truyền từ đời này sang đời khác, suốt mấy trăm năm qua, cả mấy chục năm chiến tranh rừng không bị tàn phá, ngay cả thời gian này, người ở trong làng cũng không ai dám vào rừng chặt cây, đốn củi. Có lẽ nhờ vậy rừng Miếu Cấm mới tồn tại xanh tươi được như hôm nay.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại980,810
  • Tổng lượt truy cập91,044,203
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây