Học tập đạo đức HCM

Lên rừng nuôi lợn, trồng cam

Chủ nhật - 25/11/2012 20:09
Sau 5 năm lên lập nghiệp ở vùng kinh tế mới xã Thượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), ông Bùi Quế đã tạo dựng được trang trại trồng cam và nuôi lợn rừng, thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

 

Ông Quế tâm sự: “Thượng Lộc nằm ở vùng Trà Sơn của huyện Can Lộc, đất đai cằn cỗi, ND lo cái ăn còn chật vật, nói chi chuyện làm giàu. Năm 2007, được Hội ND huyện cho đi tham quan mô hình nuôi lợn rừng ở Củ Chi (TP. HCM) và Tây Ninh, trở về, tôi bàn với vợ đầu tư nuôi lợn rừng và trồng cây ăn quả”. Mọi người bất ngờ khi thấy ông Quế tình nguyện vào rừng tạo lập vùng kinh tế mới. Sau gần 1 năm xây dựng trang trại, cuối năm 2008, ông mua một cặp lợn rừng giống (lợn nái và lợn đực giống) trị giá 50 triệu đồng từ Củ Chi về nuôi.

Trang trại cam của ông Quế.

Được Hội ND xã hướng dẫn, ông làm hồ sơ vay Ngân hàng Chính sách xã hội 30 triệu đồng, cùng với gần 100 triệu đồng vay mượn anh em, ông đầu tư làm chuồng trại, hàng rào bao quanh vườn để nuôi lợn rừng. Thích nghi với môi trường và được chăm đúng cách, đàn lợn rừng của ông sinh trưởng rất nhanh. Đến nay trang trại của ông có 35 con lợn rừng, trong đó có 8 con lợn nái chuyên cung cấp giống cho thị trường Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa.

Ông Quế cho biết, giá lợn giống dao động từ 300.000-350.000 đồng/kg, bình quân mỗi năm đàn lợn đẻ 2 lứa, mỗi lợn mẹ đẻ 6-7 con/lứa, nuôi 2 tháng thì xuất chuồng. Ngoài ra, trang trại còn cung cấp lợn rừng thương phẩm. Mỗi năm bán giống và lợn thịt, ông thu lãi từ 50-70 triệu đồng. Trong trang trại hơn 4ha, ngoài lợn rừng, ông trồng trên 700 gốc cam. Riêng vụ cam 2012, ông thu trên 5 tấn quả, Thời điểm này chưa kết thúc vụ thu hoạch nhưng doanh thu đã gần 50 triệu đồng. Cùng với đó, ông đào ao thả cá, nuôi 8 con bò.

Sau 5 năm lên rừng lập nghiệp, giờ đây, bình quân mỗi năm trang trại của gia đình ông Quế thu từ 150-180 triệu đồng. Trang trại này còn là địa chỉ cho những ND trong vùng muốn làm giàu từ nuôi lợn rừng, trồng cây ăn quả đến tham quan, học hỏi.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay88,289
  • Tháng hiện tại633,671
  • Tổng lượt truy cập97,861,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây