Học tập đạo đức HCM

Trầm cảm, tâm thần phân liệt vì nghiện facebook

Chủ nhật - 23/07/2017 06:37
NDĐT - Tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) gần đây có khá nhiều bệnh nhân, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên đến điều trị trầm cảm, tâm thần phân liệt có yếu tố liên quan đến việc dùng facebook.

Trầm cảm, rối loạn thần kinh vì nghiện facebook

TS. Nguyễn Doãn Phương - Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, mặc dù chưa có bệnh nhân điều trị nội trú đơn thuần liên quan đến nghiện facebook nhưng đã có các ca tư vấn khi có các bệnh lý đồng diễn hoặc hậu quả của quá trình nghiện facebook nói riêng cũng như nghiện mạng xã hội nói chung. Gia đình đưa các bệnh nhân đến điều trị trầm cảm, tâm thần phân liệt có yếu tố liên quan tới việc dùng facebook. Các bệnh nhân thường còn rất trẻ, là học sinh, sinh viên.

Cách đây 3 tháng, viện đã tiếp nhận một nam sinh (14 tuổi) nhập viện với các biểu hiện co giật phân ly. Theo chia sẻ từ gia đình, cháu bé này có tiền sử sử dụng mạng facebook rất nhiều, thậm chí đến 10 tiếng/ngày. Mỗi lần đi học về, cháu ở lỳ trong phòng và liên tục dùng facebook để nói chuyện với bạn bè. Gia đình thấy vậy nên đã thu điện thoại, cấm cháu dùng mạng facebook. Sau đó, cháu bỗng xuất hiện các cơn co giật.

BS Phương cho biết, sau khi kiểm tra, các bác sĩ tại Viện phát hiện các cơn co giật xuất phát từ việc bệnh nhân không được dùng facebook. Do đó, bên cạnh điều trị cho bệnh nhân hết các cơn giật, các bác sĩ phải tư vấn cho gia đình cách phân bổ thời gian cho trẻ sử dụng điện thoại và mạng xã hội.

Một ca bệnh trầm cảm thứ phát được bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần nhận định có căn nguyên từ việc nghiện Internet. Bệnh nhân 20 tuổi, sinh viên đại học, bị đuổi học do ham game, mạng xã hội, bỏ bê việc học nên bị đình chỉ học một năm. Khi về quê, bệnh nhân rơi vào trạng thái thơ thẩn, thu mình, không giao tiếp với ai.

Tại Khoa Tâm thần trẻ em, Ths.BS Lê Công Thiện chia sẻ, chưa có cháu vào nhập viện vì nghiện facebook, nhưng có nhiều cháu vào viện vì rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc. Hầu hết các bệnh nhi này đều sử dụng facebook tới 5-6 tiếng, trong đó có lạm dụng games. Khi lạm dụng nhiều facebook, games sẽ làm thay đổi giấc ngủ, ăn uống của trẻ, dẫn tới làm rối loạn thần kinh của trẻ.

Chưa có thuốc cai nghiện facebook

Bác sĩ Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Điều trị Nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần, nghiện facebook có nghĩa là dành quá nhiều thời gian trên facebook, làm ảnh hưởng đến các hoạt động quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như làm việc, trường học hoặc duy trì mối quan hệ với bạn bè trong gia đình và bạn bè "thật".

Tuy nhiên nếu dùng facebook có mục đích rõ ràng thì không được xem là nghiện. "Hiện chưa có mốc thời gian cụ thể về tần suất sử dụng facebook nhưng khi một người dùng facebook hàng ngày, khi không có mạng để vào facebook hoặc người nhà không cho vào sẽ cảm thấy bồn chồn, khó chịu. Khi một người vào facebook mọi lúc, mọi nơi kể cả khi đang làm việc, đang học thì nên ngừng lại hoặc giảm tần suất bởi khi đó sẽ ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống và học tập”.

Bác sĩ Hà khuyến cáo, hiện chưa có nghiên cứu các thuốc có hiệu quả trong nghiện facebook mà các y, bác sĩ chỉ dùng thuốc khi bệnh nhân có các bệnh đồng diễn hoặc hậu quả của nghiện facebook như mất ngủ, trầm cảm…

Hệ quả của bệnh nghiện facebook có thể nhìn thấy trước tiên là người dùng sẽ mất ngủ, nghèo nàn các kỹ năng xã hội, giảm sút các mối quan hệ thật, hiệu suất công việc/học tập giảm; có thể dẫn đến sử dụng ma tuý…

Để kiểm tra bản thân có bị nghiện, lệ thuộc facebook hay không, bác sĩ Hà khuyến nghị có thể dùng thang đo nghiện facebook được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Na Uy. Người trả lời mỗi câu hỏi trong thang từ 1-5 điểm: Rất hiếm khi, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, và rất thường xuyên. Điểm số từ 24 điểm trở lên được xem là nghiện.

- Bạn dành nhiều thời gian suy nghĩ về Facebook hoặc lên kế hoạch sử dụng nó?

- Bạn cảm thấy một sự thúc giục sử dụng Facebook càng ngày càng nhiều.

- Bạn sử dụng Facebook để quên đi các vấn đề cá nhân.

- Bạn đã cố gắng cắt giảm việc sử dụng Facebook mà không thành công.

- Bạn trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bạn bị cấm sử dụng Facebook.

- Bạn sử dụng Facebook rất nhiều đến nỗi mà nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/ học tập của bạn.

 

THIÊN LAM
http://www.nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại823,157
  • Tổng lượt truy cập90,886,550
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây