Học tập đạo đức HCM

Hồi sinh bưởi Phúc Trạch

Thứ hai - 24/09/2012 03:06
Đề tài "Nghiên cứu xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh" đã thành công bước đầu, thắp lên niềm hy vọng phục tráng giống bưởi quý Phúc Trạch.
 

Quả nặng trĩu cành

Một ngày giữa thu, chúng tôi về Hương Khê, quê hương của đặc sản bưởi Phúc Trạch. Qua lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến vườn bưởi của ông Nguyễn Văn Thiết, xóm 1, xã Hương Đô. Trước mắt chúng tôi là một vườn bưởi bạt ngàn quả chín vàng, treo đung đưa trên cành chờ người hái. Nhiều cây cho quả quá nhiều, nên ông Thiết phải dùng cọc tre chống trụ.

Ông Thiết khoe, vườn bưởi của gia đình có 130 gốc, trong đó 70 cây cho quả, mấy năm về trước tỷ lệ đậu quả ít. Cứ đến độ xuân sang, hoa bưởi trắng xóa vườn nhưng ra quả chẳng được là bao. Vì thế nhiều người đã bỏ mặc cây đặc sản, tập trung đầu tư vào cây dó trầm. Vào cuối năm 2008, xuất hiện đoàn khách lạ tìm đến vườn bưởi nhà ông đặt vấn đề giúp đỡ để cứu cây bưởi. Bước đầu tiếp xúc, ông cứ ngờ ngợ, không mấy mặn mà bởi rất nhiều đoàn cán bộ về nói là giúp đỡ nhưng rốt cuộc chẳng đưa lại kết quả gì.

"Khi đoàn cán bộ của Viện Nghiên cứu rau quả  xuất hiện, nghe họ trao đổi thì tôi tin tưởng sẽ làm được. Ngay từ năm đầu họ đã vào cuộc quyết liệt, áp dụng nghiên cứu ngay trong vườn bưởi nhà tôi. Và mùa bưởi năm 2010, cây nào cây ấy quả đậu trĩu cành. Cả vườn đậu trên 7.000 quả, bán được 160 triệu đồng, thay vì chỉ được vài chục triệu so với trước đó".

Đứng dưới gốc bưởi nhiều quả nhất trong vườn của ông Thiết, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng bởi đối chứng với những vườn bưởi chưa được các nhà khoa học chăm sóc thì khác "một trời một vực". Bưởi ở đây cành nào cành ấy treo lủng lẳng đầy quả chín mọng, chúng tôi buộc phải cúi gập đầu, luồn lách qua các chùm quả để không va chạm.

Ông Thiết cho biết: "Riêng gốc bưởi này có đến gần 200 quả, cả vườn có trên 6.000 quả thuộc loại đẹp (bình quân mỗi cây đạt trên 70 quả). Mấy ngày qua thương lái vào ra trả giá cả vườn 130 triệu nhưng tôi không bán, phải được từ 160-180 triệu thì tôi mới đồng ý".

Trước lúc rời vườn bưởi nhà ông Thiết chúng tôi không quên chọn mua mấy quả về làm quà. Biết chúng tôi là nhà báo nên ông Thiết chỉ lấy với giá "hữu nghị" 50.000 đồng/quả, biết rằng những quả bưởi mà chúng tôi chọn mang ra chợ bán, mỗi quả phải mua đến 70.000 đồng.

Rời vườn ông Thiết, chúng tôi tiếp tục rong ruổi ngược rừng tìm đến vườn bưởi nhà ông Ân ở xã Hương Trạch, rồi xuôi về vườn nhà ông Xuân, ông Hương ở xã Phúc Trạch, vượt qua sông Ngàn Sâu để đến chiêm ngưỡng vườn bưởi nhà ông Giao ở Gia Phố... Tiếp xúc với các vườn bưởi này, tất cả đều sai quả và chín mọng, mẫu mã đẹp, hương vị thơm ngon, đúng với nguyên bản bưởi Phúc Trạch còn sót lại.

Công của nhà khoa học

Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Lê Trần Sáng phấn khởi: "Chúng tôi rất mừng khi Viện Nghiên cứu rau quả về áp dụng thành công đề tài "Nghiên cứu xác định nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng suy giảm năng suất, chất lượng bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê". Chúng tôi ghi nhận công lao và sự tâm huyết của tiến sỹ Bình, tiến sỹ Hưng cùng các cộng sự đã ăn nằm cả năm trời không quản gian lao, vất vả để bằng mọi giá cứu đặc sản bưởi Phúc Trạch. Quả thực, chỉ có những nhà khoa học tâm huyết mới làm được điều kỳ diệu như hôm nay".

TS Ngô Hồng Bình, Chủ nhiệm đề tài tư lự nói: Chặng đường dài thực hiện đề tài khoa học này quả là gian lao vất vả, chúng tôi mới đạt được thành công như mong đợi. Những ngày đầu bắt tay vào thực hiện, chúng tôi rất lo lắng, bởi vì đây là vấn đề rất khó; phải nghiên cứu rất kỹ nguyên nhân suy giảm năng suất bưởi Phúc Trạch, điều tra hiện trạng SX, diễn biến sâu bệnh; đặc tính lý, hóa về đất trồng; đặc điểm sinh trưởng... Nghiên cứu đặc trưng hình thái của hoa và tập tính nở hoa, sinh thái bao phấn và hạt phấn đến cả đặc điểm rụng nhụy, rụng hoa, rụng quả non...

 

Tạm biệt Phúc Trạch sau một ngày rong ruổi trên những vườn bưởi trĩu quả, do bàn tay khối óc của các nhà khoa học đã âm thầm lặng lẽ, bỏ bao mồ hôi công sức để bưởi Phúc Trạch đơm hoa kết trái. Nếu được sự quan tâm của Nhà nước sớm nhân rộng mô hình thì chẳng bao lâu nữa bưởi Phúc Trạch sẽ "tái ngôi", dâng hiến cho đời hương vị ngọt ngào, thơm ngon, để du khách "đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh".

 

Theo ông Bình, đó là những đặc điểm cực kỳ quan trọng mà các nhà khoa học buộc phải nắm bắt để tìm biện pháp "chữa trị". Ngoài ra còn nghiên cứu kỹ về đặc điểm bộ rễ, nhiệt độ, ẩm độ, không khí, dinh dưỡng đất, tác nhân che bóng, sâu bệnh... Nhờ say sưa, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của các nhà khoa học trẻ đã dám "bỏ phố lên rừng", từ Hà Nội vào tận vùng miền núi Hương Khê xa xôi hẻo lánh bám trụ, nên đề tài này mới thành công rực rỡ.

Cũng theo ông Bình, đây là đề tài cấp Nhà nước, có tính kế thừa do Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp VN) triển khai từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2011. 7 mô hình của 7 hộ gia đình nằm trong khuôn khổ đề tài đều cho kết quả khả quan. Như vườn bưởi nhà ông Thiết, ông Ân, ông Phước, ông Giao, ông Xuân... giá trị kinh tế đưa lại cho các hộ này bình quân mỗi vườn đạt trên 100 triệu đồng/năm, trong đó một số vườn đạt từ 150-180 triệu đồng.

Ông Ngô Hồng Bình khẳng định: "Đề tài mà chúng tôi thực hiện đã thành công, được Bộ KH-CN và Sở KH-CN Hà Tĩnh đánh giá cao. Chúng tôi rất muốn được các cấp, các ngành tỉnh Hà Tĩnh, huyện Hương Khê tạo kinh phí giúp bà con nhân rộng mô hình, nhằm góp phần nhanh chóng phục hồi lại giống bưởi Phúc Trạch".

Anh Bình
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập341
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm325
  • Hôm nay55,601
  • Tháng hiện tại852,299
  • Tổng lượt truy cập90,915,692
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây