Học tập đạo đức HCM

Máy hút sâu trên nương chè Yên Sơn

Thứ tư - 26/09/2012 21:04
20 năm gắn bó với cây chè, người nông dân Nguyễn Văn Hoàn – Yên Sơn – Tuyên Quang luôn mong muốn sản xuất được những sản phẩm chè sạch, chè an toàn. Làm thế nào để phòng trừ được các loại sâu hại trên cây chè và hạn chế được việc sử dụng thuốc trừ sâu ? Suy nghĩ này đã thôi thúc ông Hoàn ấp ủ ý tưởng thiết kế chiếc máy hút sâu chè.
“Bóng trắng” trên đồi chè
Cứ 5 ngày một lần, anh Phạm Yên Vụ(xã Phú Lâm – Yên Sơn – Tuyên Quang) lại vác một chiếc máy trên vai, có gắn “ống vải màu trắng bay phấp phới” đi hết từ hàng chè này đến hàng chè khác.
Khi nhìn thấy cảnh tượng đó, bà con lối xóm đều tò mò anh Vụ với “bóng trắng” đó đi trên đồi chè để làm gì. Dần mới biết, anh Vụ dùng máy để…hút sâu- một điều vô cùng mới lạ so với người trồng chè ở xã Phú Lâm vào thời điểm hơn một năm trước.
Thay vì phải dành cả ngày để tìm kiếm bắt sâu bằng tay hay tiêu tốn chi phí cho việc phun thuốc trừ sâu như trước kia thì chỉ với một động tác máy, các loại sâu hại như : rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, nhện nâu, rệp….đều được loại bỏ.
“ Sử dụng máy hút sâu này thì không độc hại như phun thuốc mà hiệu quả hơn gấp nhiều lần nếu như bắt sâu thủ công như trước kia. Chỉ một buổi sáng, mình có thể hút được sâu hại chè ở 5000-7000 gốc chè, thậm chí có hôm còn hút sâu hết cả 1ha chè. Anh Hoàn làm cái máy này, mình có thể nhìn rõ con sâu bị hút chết ở trong vải trắng này như thế nào”- Anh Vụ chia sẻ. 
                                                          
                                                                    Anh Vụ sử dụng máy hút sâu
Từ ngày sử dụng chiếc máy hút sâu, hiện tượng sâu hại trên cây chè giảm đi rõ rệt. Việc sử dụng thuốc hóa học trên nương chè gần như không còn nữa.
Vậy nhờ đâu mà anh Vụ lại biết đến chiếc máy hút sâu? Ông Hoàn- người đàn ông mà anh Vụ nhắc đến trong câu chuyện của mình là ai?

Ước mơ đồi chè sạch
Gắn bó với cây chè từ những ngày xuất ngũ, ông Nguyễn Văn Hoàn (xã Phú Lâm – Yên Sơn – Tuyên Quang) chọn sản xuất chè an toàn làm hướng đi cho mình. Nhưng, sản xuất chè an toàn như thế nào lại không hề đơn giản. Điều này luôn khiến ông trăn trở.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ông Hoàn chọn phương pháp thủ công để phòng trừ sâu hại trên cây chè. Tuy nhiên, ông suy tính đây không phải là một cách làm hay và lâu dài. Vì bắt sâu thủ công tốn sức lao động mà hiệu quả diệt trừ sâu lại không cao. Vậy liệu có phương án nào vừa tiết kiệm được về sức người và sức của mà lại không ảnh hưởng đến sản phẩm chè. “Mình nảy ra ý nghĩ là nếu có một cái máy rê qua tán chè, hút toàn bộ sâu thì tuyệt vời biết mấy.” – Ông Hoàn kể lại.
Tuy nhiên, vốn chỉ là một người nông dân chân lấm tay bùn, và cũng chỉ học hết lớp 9, những kiến thức về kỹ thuật cơ khí với ông hầu như là con số không. Vì vậy, với mọi người xung quanh, những đêm trằn trọc suy nghĩ của ông về việc chế tạo máy hút sâu cũng chỉ là muối bỏ bể.
Nhưng lúc đó, trong ông, chỉ hiện lên hình ảnh những đồi chè xanh, không bị sâu bệnh hại. Điều đó đã thôi thúc ông nuôi dưỡng việc hiện thực hóa ý tưởng về chiếc máy hút sâu.
Đam mê dẫn  lối
Những tờ bìa cứng được ông sử dụng để làm mô hình cho sản phẩm của mình. Và sau nửa năm nghiên cứu, ông Hoàn đã tìm ra những bộ phận thiết yếu cho chiếc máy: một động cơ đốt trong, ty truyền lực, cánh quạt, bầu hút, khoang chứa sâu… Động cơ máy được ông Hoàn tận dụng lại từ những chiếc máy bơm hoặc từ những động cơ cũ, bỏ đi.
Nhưng việc lắp ráp những bộ phận của máy như thế nào? Cắt ghép nó ra sao thì lại là một vấn đề lớn với ông Hoàn. Ông biết rõ với trình độ cơ khí của mình, tự mày mò làm là điều không thể. Ông nghĩ ra cách là tìm đến thợ rèn, mô tả ý tưởng của mình và nhờ họ làm, nhưng “khi người ta làm thì mình cũng nhìn người ta làm, mình để ý và học theo”, ông Tường nói.
Nhờ sự trợ giúp của người thợ rèn và linh hoạt thay đổi, sửa chữa, kết hợp các chi tiết, ông Hoàn đã hoàn thiện được chiếc máy hút sâu đầu tiên. 
                                                          
                                                                 Ông Hoàn chế tạo máy hút sâu
Tuy nhiên, với trọng lượng 9kg của chiếc máy, 1 người không thể mang vác cả ngày trên vai. Như vậy sẽ phải tốn thêm một công lao động.
Chưa thỏa mãn với những gì mình đã làm được, ông Hoàn lại bắt tay vào nghiên cứu làm sao để có thể giảm trọng lượng cũng như tiết kiệm chi phí xăng dầu cho máy.
Ông Hoàn thiết lại bầu hút gió và động cơ mới.“Mình thiết kế bầu mới to gấp đôi bầu cũ, nhưng phần động cơ sử dụng lại nhỏ hơn gấp đôi. Vì thế, trọng lượng của máy giảm còn 5kg mà công suất máy lại tăng gấp đôi.”- Ông Hoàn nói về chiếc máy mới.
Đồng thời với đó, ông sửa đổi, cải tiến thêm một số chi tiết khác như đầu máy để khi hoạt động, máy chỉ hút sâu chứ không cắt xén cả cành lá chè; hay như độ cong của cánh quạt để máy có tộc độ quay phù hợp.
 Và đến năm 2011, chiếc máy với phiên bản thứ 2 của ông đã ra đời và đi vào sử dụng.
Với công suất của máy, hiệu quả diệt trừ sâu cao hơn gấp nhiều lần so với việc bắt sâu thủ công. Những loại sâu sau khi bị hút vào túi lọc sẽ lại được ông Hoàn sử dụng để làm thức ăn cho cá. Ông Hoàn cho biết, với cách làm này, ông có thể tiết kiệm được một phần chi phí mua thức ăn cho cá.
Theo ông Hoàn, chi phí để lắp đặt 1 chiếc máy hút sâu vào khoảng 2 – 2,5 triệu đồng, tương đương với việc ông sử dụng thuốc bảo vệ thực vật( BVTV). Tuy nhiên, sử dụng máy hút sâu sẽ giúp ông bảo vệ được sức khỏe, môi trường và có sản phẩm chè an toàn. Ngoài ra, bà con trong vùng trồng chè có thể dùng chung máy để giảm thiếu chi phí.
Anh Phạm Tuấn Anh, cán bộ khuyến nông xã Phú Lâm đánh giá: “Sử dụng cái máy hút sâu của anh Hoàn so với việc dùng thuốc BVTV thì sử dụng máy này hiệu quả hơn và đối với người dân sử dụng chè để uống thì cũng sẽ không bị những tác hại của thuốc BVTV, vì khi sử dụng thuốc BVTV sẽ có những tàn dư, rất nguy hiểm.”
Với nhiều hiệu quả tiện lợi, chiếc máy hút sâu của ông Hoàn đang được nhiều người dân ở xã Phú Lâm đón nhận. Với những sáng tạo của mình, ông Hoàn đã nhận được không ít giải thưởng từ Hội Nông dân  huyện, tỉnh… Nhưng niềm vui lớn nhất mà ông có được đó là khi thấy rằng chính sự mạnh dạn, kiên trì của ông đang giúp một phần làm những nương chè ở Phú ngày càng xanh tốt.
Phương Huyền
Ảnh: Chí Khoa
Nguồn: vtc16.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Hôm nay53,622
  • Tháng hiện tại850,320
  • Tổng lượt truy cập90,913,713
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây