Học tập đạo đức HCM

Vai trò của phân bón và kỹ thuật bón phân cho cây trồng

Thứ ba - 03/01/2017 04:00
Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Phân bón vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, vừa giúp làm tăng độ mầu mỡ của đất, tăng năng suất cho cây trồng. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và phân kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể gây tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ con người. Chúng tôi xin giới thiệu đến bà con nông dân vai trò của các loại phân bón và kỹ thuật bón phân để có một vụ sản xuất được mùa, bội thu.
  1. Vai trò của các loại phân bón chính:
 *Vai trò của đạm (N): Thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh để làm tăng năng suất cây. Thiếu đạm cây sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, lá vàng, ít hoa và quả, năng suất  thấp. Thừa đạm cũng không tốt, cây có thể phát triển mạnh nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã, dễ nhiễm sâu bệnh, hạt và quả có thể nhiều nhưng chất lượng kém.
    * Vai trò của Lân (P):  Lân thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ cây, kích thích sự hình thành nốt sần ở các cây họ đậu.  Thúc đẩy sự ra hoa và hình thành quả ở cây, là yếu tố chủ yếu quyết định chất lượng hạt giống. Tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận như rét, hạn, sâu bệnh. Thiếu lân: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…Thừa lân các lá non mất màu xanh, đầu lá đen, lá già bị nứt gãy, ảnh hưởng sinh trưởng của cây.
       * Vai trò của kali (K):Kali thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, phòng chống lốp đổ cho cây hòa thảo, thúc đẩy sự ra hoa; tăng cường khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi cho cây như rét, hạn, úng, sâu bệnh; tăng hàm lượng chất bột, đường nên làm tăng chất lượng hạt và quả.Thiếu kali trước hết các lá già chuyển màu nâu, chóp và rìa lá khô dần, đỉnh lá già bị cháy sau lan dần đến các lá non, cây phát triển chậm, mềm yếu, dễ đổ ngã;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.Thừa kali: trên cây ăn quả khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.
* Vai trò của Canxi (Ca):Canxi cần cho sự hình thành và phát triển của rễ cây.Canxi giúp cây chịu úng tốt hơn do làm giảm độ thấm của tế bào và việc hút nước của cây. Ngoài ra, canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt.Thiếu canxi thân cây mềm yếu, hoa rụng, nếu thiếu nặng thì đỉnh chồi có thể bị khô. Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…Thừa Canxi: Không có biểu hiện nhưng đất sẽ bị kiềm, tăng độ pH không thích hợp với cây.
*Vai trò của lưu huỳnh (S):   Lưu huỳnh đóng vai trò quyết định trong việc tạo thành các chất tinh dầu và tạo mùi vị cho các cây hành, tỏi, mù tạt. Lưu huỳnh còn cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình thành thục và chín của quả và hạt. cây trồng hút lưu huỳnh ở dạng SO42- có trong đất qua rễ và SO2 trong không khí qua lá, góp phần làm sạch môi trường. Cây thiếu lưu huỳnh có biểu hiện giống như thiếu đạm, lá vàng lợt, cây thấp bé, chồi kém phát triển. (thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên).Thừa lưu huỳnh thì lá nhỏ, đôi khi bị cháy lá,  lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…
Một số triệu chứng của cây do thiếu chất
Stt Triệu chứng Thiếu chất
1 Lá úa vàng bắt đầu từ đỉnh N
2 Mép lá bị héo chết K
3 Các gân lá úa vàng khi lá còn xanh Mg
4 Trên lá hoặc thân xuất hiện màu hơi đỏ trên nền xanh P
5 Lá non có những đốm xanh vàng với gân lá màu hơi vàng S

2.Bón phân hợp lý cho cây trồng

          Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Bón phân hợp lý là thực hiện  “5 đúng và một cân đối ”, cụ thể như sau:
(1) Đúng loại phân:
   Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.
(2) Bón đúng lúc:
Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.
(3)Bón đúng đối tượng:
Tùy thuộc vào đối tượng cây trồng mà sử dụng loại phân bón phù hợp. Đối với các loài rau ăn lá, bón nhiều đạm, nhưng đối với các loại rau lấy củ, quả phải tăng cường kali.
 Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.
           (4). Đúng thời tiết, mùa vụ
          Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả. Nhiệt độ quá thấp,nếu  bón nhiều đạm mà ít các chất khác (lân và kali) thì tế bào lá, bẹ sinh trưởng rất nhanh, nhưng lại chứa nhiều nước, thân lá do đó rất mềm yếu, khi trời rét và đặc biệt có gió mạnh thì nước bị mất rất nhanh, phần nước còn lại trong tế bào dễ bị đông đặc lại làm hại tế bào, gây héo lá rồi chết.
            (5) Bón đúng cách
          Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v...
            Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.
            Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v...
          Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất, v.v... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.
           (6). Bón phân cân đối
          Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thải. Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.
   - Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.
          - Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.
            - Tăng phẩm chất nông sản.
            - Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường  
          Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện về tác dụng của các loại phân bón, mục đích sử dụng và đối tượng tác động  để có giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường./.
Theo sonongnghiephatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập465
  • Hôm nay62,520
  • Tháng hiện tại767,633
  • Tổng lượt truy cập90,831,026
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây