Dù vẫn đang khắc phục hậu quả do COVID-19 gây ra, ngành gia cầm trong năm qua đã thể hiện được sức bền bỉ để vượt qua nhiều trở ngại. Sự bền bỉ này chắc chắn sẽ tiếp tục và rất cần thiết để xây dựng thành công các chiến lược chuỗi cung ứng linh hoạt, nguyên tắc và rõ ràng. Ðể ứng phó với những thay đổi do COVID-19 gây ra, cũng như dịch cúm gia cầm, ngành gia cầm toàn cầu cần thực hiện tốt 4 chiến lược: An toàn sinh học; Cơ sở cung ứng và sản xuất; Khoanh vùng thị trường; Và đội ngũ xuất khẩu chủ động.
An toàn sinh học là chiến lược đầu tiên. Gia cầm nên được bảo vệ bằng một chương trình an toàn sinh học nghiêm ngặt và giám sát cẩn thận. Mục tiêu của chiến lược này nhằm ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan mầm bệnh. Chương trình an toàn sinh học cần đáp ứng, thậm chí cao hơn tiêu chuẩn của nhà quản lý trong vùng. An toàn sinh học tốt là chìa khóa mở cửa thị trường nội địa và quốc tế vì nó giúp thúc đẩy sức khỏe đàn vật nuôi và chuỗi cung ứng an toàn.
Chiến lược thứ 2 là cơ sở cung ứng và sản xuất. COVID-19 bùng phát thì việc duy trì dòng chảy của chuỗi cung ứng để phục vụ thế giới là điều thiết yếu. Không may, đại dịch đã làm nguồn cung gián đoạn, thậm chí sụp đổ và ảnh hưởng tiêu cực đến các chiến lược sản xuất của nhiều ngành công nghiệp. Hạn chế thương mại, đóng cửa đường biên và thiếu hụt sản phẩm, một phần do thiếu lao động đã phơi bày những điểm yếu của các ngành sản xuất. Tiếp tục tiến về phía trước, nhiều công ty phải chịu áp lực lớn hơn mới có thể duy trì chuỗi cung ứng mà không mất đi khả năng cạnh tranh. Ðể làm được điều đó, ngành gia cầm, cùng nhiều ngành khác cần phải có các cơ sở sản xuất trải khắp thế giới để tránh được nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng. Tiếp theo, đẩy mạnh sản xuất nội địa bằng cách đặt các trạm sản xuất địa phương. Cơ sở sản xuất vững chắc tại địa phương chính là trình an toàn sinh học nổi bật.
Chiến lược thứ 3, khoanh vùng thị trường toàn cầu là một cách đảm bảo thương mại gia cầm quốc tế và được chứng minh là khá hiệu quả trong những năm gần đây. Khoanh vùng mang lại sự tự tin cho nước nhập khẩu về gia cầm mà họ tiếp nhận là các sản phẩm sạch, từ đó đảm bảo sự liên tục của chuỗi cung ứng và sau cùng là an toàn thực phẩm cho nền kinh tế địa phương. Chiến lược thứ 4 là xây dựng đội ngũ xuất khẩu chủ động và giàu kinh nghiệm nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa trơn tru.
Những hỗn loạn kinh tế do COVID-19 gây ra đã bộc lộ nhiều liên kết yếu kém trong các chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp nên nhìn lại vấn đề này như một hồi chuông cảnh tỉnh, một cơ hội để rà soát lại toàn bộ mạng lưới cung ứng, nhận dạng điểm yếu kém và nhanh chóng sửa đổi.
Theo nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã