Hàng loạt các dự án đã và đang triển khai trên phạm vi toàn quốc góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng và bảo vệ rừng. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam |
Trong khi đó, cùng với việc đất rừng bị thoái hóa, đa dạng sinh học bị mất đi thì nạn chặt phá rừng trái phép đã thu hẹp diện tích và khiến cho gần 10 triệu ha đất rừng không được sử dụng, bị thoái hóa và trở thành đồi trọc. Chính những nguyên nhân trên đã và đang tác động trực tiếp đến kế sinh nhai cũng như thu nhập của hàng triệu người dân, người nghèo, người dân tộc thiểu số.
Các kỳ họp Quốc hội khóa XIV cũng đã khẳng định việc nâng cao tỷ lệ che phủ rừng gắn liền với ổn định đời sống của người dân làm nghề rừng. Chính vì vậy, Chính phủ luôn quan tâm tới việc nâng cao thu nhập cho người trồng cây gây rừng. Nếu như trước đây, các hộ khoanh nuôi bảo vệ rừng chỉ nhận được 50.000 đồng/ha/năm thì hiện nay là 250.000 đồng/ha/năm và theo lộ trình sắp tới có thể nâng lên thành 1 triệu đồng/ha/năm mới bảo đảm chất lượng độ che phủ rừng từng bước được nâng cao.
Sự vào cuộc của các địa phương, doanh nghiệp
Hàng loạt các dự án đã và đang triển khai trên phạm vi toàn quốc và đem lại những kết quả cao không chỉ cho việc phát triển diện tích rừng của Việt Nam trong thời gian tới mà đã góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trồng và bảo vệ rừng.
Tại dự án bất động sản ở Phan Thiết, Tập đoàn Novaland đã chủ động thiết lập vườn ươm để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương - Ảnh: Minh Thi |
Hưởng ứng Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, tỉnh Lâm đồng đã triển khai trồng 50 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh, hướng tới tạo sinh kế cho người nông dân.
Theo đó, chương trình trồng 50 triệu cây xanh của tỉnh theo hướng khôi phục và phát triển môi trường xanh nhưng vẫn phải hài hòa lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia.
Vì vậy, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng kế hoạch và lồng ghép việc hỗ trợ sinh kế trên một số loại đất trồng như trồng 11.319.885 cây ăn quả, cây đa mục đích trong vườn cà phê, bờ vùng, bờ thửa; trồng xen khôi phục độ che phủ trên đất quy hoạch lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp ổn định (trong tổng diện tích 52.000ha toàn tỉnh) là 2.013.800 cây.
Hay tại tỉnh Kon Tum, thời gian qua đã đẩy mạnh phát triển rừng bền vững và trồng dược liệu dưới tán rừng thu hút người dân tham gia phát triển kinh tế rừng, cải thiện sinh kế từ rừng. Mục tiêu của tỉnh giai đoạn 2020-2025 là bảo vệ trên 609.468 ha rừng hiện có, trồng mới thêm 10.000 ha rừng, nâng cao độ che phủ rừng lên 63,75%.
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã thu hút một lực lượng lớn lao động địa phương tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng, góp phần đáng kể tạo công ăn việc làm cho người dân sống gần rừng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế từ rừng cho người dân.
Không chỉ các địa phương mà các doanh nghiệp cũng đã nhận thức rõ vai trò to lớn của trồng cây trong quá trình phát triển bền vững và tạo công việc cho người nông dân. Tập đoàn Novaland là một trong những doanh nghiệp tiên phong hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Chính phủ bằng việc tham gia đồng hành củng 4 tỉnh để triển khai trồng cây gây rừng.
Mới đây, Tập đoàn Novaland đã hỗ trợ 10 tỷ đồng cho chương trình trồng 50 triệu cây xanh của tỉnh Lâm Đồng. Sắp tới, tập đoàn sẽ đồng hành trồng 8 triệu cây xanh cùng với tỉnh Bình Thuận và dự kiến là các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đại diện Novaland chia sẻ, không chỉ tham gia trực tiếp vào chương trình trồng cây mà trong suốt thời gian qua, trong hàng loạt các dự án bất động của mình, Novaland luôn ý thức tăng diện tích cho cây xanh, hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho cây xanh tại các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng của tập đoàn tại Phan Thiết, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ sẽ là điểm nhấn để thu hút nhiều khách du lịch, từ đó gián tiếp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đồng thời góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Ví dụ, tại các dự án ở Bình Thuận như NovaWorld Phan Thiet, NonaHill Mui Ne Resort & Villas, tập đoàn đã thiết lập vườn ươm ngay tại địa phương để chủ động nguồn cây xanh cho các dự án, cải tạo chỉnh trang khu công viên phía trước dự án để vừa tạo điểm nhấn cho địa phương, bảo đảm tiêu chí công trình xanh mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động tại Bình Thuận.
Minh Thi/chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã