Với quy mô 1.980 con, 50 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% chi phí con giống, 50% chi phí thức ăn, vắc xin, thuốc thú y, hóa chất sát trùng, chi phí làm chuồng trại và 50% chi phí vật tư còn lại nông dân đóng góp đối ứng.
Gà Đông Tảo có nguồn gốc ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nằm trong danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Gà lai Đông Tảo trưởng thành có cân nặng từ 2,5 - 2,8kg/con (gà mái), 3 - 3,5kg/con (gà trống). Khi tham gia mô hình các hộ nuôi phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật như: úm gà con, phun thuốc sát trùng, tiêm chủng ngừa đầy đủ các bệnh... Mặt khác, khâu khử trùng chuồng trại phải đảm bảo, mỗi lần thay trấu độn chuồng phải tiến hành phun thuốc khử trùng; khay máng để thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ... Do đó Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức tập huấn theo từng giai đoạn để hướng dẫn người dân tham gia mô hình nắm vững kiến thức về chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và chăm sóc thú y; ứng dụng tiến bộ KHKT vào chăn nuôi nhằm phòng ngừa và ngăn chặn, khống chế không để dịch cúm gia cầm phát triển trên diện rộng, đảm bảo khả năng chống chọi với dịch bệnh cho đàn gà ở mức cao nhất.
Sau hơn 2 tháng nuôi, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 94%, một số gà hao hụt chủ yếu là do cầu trùng, tiêu chảy... trọng lượng trung bình đạt từ 900 - 1.100 gam/con. Tính toán cho thấy việc nuôi gà lai Đông Tảo cho lợi nhuận cao hơn từ 30.000 - 40.000 đồng/kg so với nuôi các giống gà thông thường, ước tính trừ chi phí cho lãi hơn 4 triệu đồng/50 con, đặc biệt giống gà này rất được thị trường ưa chuộng nên dễ tiêu thụ.
Là một trong những hộ thực hiện mô hình, anh Bùi Ngọc Tuấn ở tổ 16 phường Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ cho biết: “Tham gia mô hình tôi rất phấn khởi được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nuôi theo đúng kỹ thuật, cách phòng trừ bệnh và thực hiện tiêm chủng đầy đủ nên đến nay đàn gà vẫn chưa có biểu hiện dịch bệnh, tôi thấy giống gà này cũng dễ thích nghi điều kiện chăm sóc và khí hậu địa phương, ngoài thức ăn được hỗ trợ giai đoạn gà lớn hơn tôi sẽ kết hợp thả vườn và tận dụng thức ăn địa phương như ngô thóc để giảm chi phí và nâng cao chất lượng, thịt chắc và thơm ngon hơn”.
Tuy là mô hình thí điểm, nhưng mô hình nuôi gà Đông Tảo giống lai theo hướng an toàn sinh học có triển vọng tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống vật nuôi vừa là bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực và được nông dân ủng hộ. Từ hiệu quả đạt được mô hình sẽ được nhân rộng ra các hộ chăn nuôi khác ở xã và các huyện khác.
Nguyễn Chung
Nguồn: khuyennongvn.gov
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã