Năm 2014, anh Trần Nam Giang, xã Sơn Trường thử nghiệm nuôi 5 con lợn rừng. Bước đầu lợn sinh sản, phát triển rất tốt. Đến nay, gia đình đã hình thành trang trại chăn nuôi lợn rừng với gần 200 con, trong đó hơn một nửa là lợn thịt, còn lại là lợn giống, mỗi năm thu lãi từ 600 đến 700 triệu đồng.
Anh Trần Nam Giang - xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn cho biết thấy lợi thế của quê hương có những cây củ quả phù hợp với chăn nuôi lợn rừng nên đã quyết định với một hướng đi mới…
Nhận thấy ưu điểm và hiệu quả từ mô hình chăn nuôi lợn rừng của anh Trần Nam Giang nên ở xã Sơn Trường đã có nhiều hộ cũng bắt đã chăn nuôi loại con giống này. Để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi và tìm kiếm thị trường tiêu thụ các hộ đã thành lập tổ hợp tác gồm 7 thành viên. Hiện nay, sản phẩm này đã được Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Tĩnh thẩm định, chấp thuận đủ điều kiện tham gia chương trình Ocop của huyện.
Ông Lê Đức Thuận - Chủ tịch UBND xã Sơn Trường, huyện Hương Sơn cho biết thời gian gần đây có khá nhiều hộ dân phát triển mô hình chăn nuôi lợn rừng. Đây là mô hình chăn nuôi tương đối mới nhưng qua đánh giá cho thu nhập cao…
Với hướng đi đúng, mô hình chăn nuôi lợn rừng ở xã Sơn Trường đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn huyện Hương Sơn, khai thác được tiềm năng lợi thế mà địa phương có thế mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân./.
Theo Nguyễn Tâm – Thành Trọng/hatinhtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã