Học tập đạo đức HCM

Hướng phát triển kinh tế mới từ chăn nuôi chồn hương

Thứ ba - 21/05/2024 05:15
Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, nhận thấy chồn hương dễ nuôi, ít dịch bệnh, quá trình nuôi không tốn nhiều công chăm sóc nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao nên mô hình nuôi chồn hương đang được nhiều người dân Hà Tĩnh nhân rộng, mở ra hướng phát triển kinh tế mới.
Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
a05
 Mô hình nuôi chồn hương đang được phát triển nhân rộng trên địa bàn Hà Tĩnh
Những mô hình hiệu quả
Những năm gần đây, mô hình nuôi chồn hương đang phát triển mạnh mẽ tại Hà Tĩnh. Điển hình là trang trại nuôi chồn hương Đức Thắng của anh Nguyễn Văn Đức (thôn Anh Hùng, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc). Xuất phát từ sự đam mê và nhận thấy nuôi chồn hương  mang lại  hiệu quả kinh tế khá cao, giá cả ổn định và chi phí thức ăn hàng ngày rất ít, dễ kiếm, đầu ra rất thuận lợi nên trong gần 5 năm qua, anh Đức đã lựa chọn hướng phát triển kinh tế từ loài vật này.
Anh Đức chia sẻ: “Năm 2019, tôi đầu tư xây dựng trang trại nuôi chồn hương và mua 50 con chồn giống về nuôi. Ban đầu, tôi gặp nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau khi được tập huấn kỹ thuật và học hỏi từ các mô hình nuôi chồn hương thành công, tôi đã dần làm chủ được kỹ thuật nuôi và đàn chồn hương phát triển tốt.  Hiện nay, với 2 khu chuồng diện tích hơn 500 m2, tôi đang nuôi khoảng 700 con chồn hương, chủ yếu nuôi sinh sản để bán con giống. Năm 2024, tôi dự định cung ứng ra thị trường từ 1800-2000 con chồn giống với doanh thu trên 3 tỷ đồng.”.
Ông Nguyễn Hải- Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc đánh giá về hiệu quả bước đầu mô hình của anh Đức: Những năm qua, trên địa bàn xã đã phát triển được nhiều mô hình mới, đặc biệt về mô hình nuôi chồn hương của anh Nguyễn Văn Đức  cho thấy rất hiệu quả, phát triển tốt, đã tạo công ăn việc làm cho 5-6 công nhân với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng. Mô hình đã phát huy lợi thế của địa phương và tạo cơ hội cho nhiều bà con học hỏi để nhân rộng trong thời gian tới.
Ông Võ Tá Khương, khối phố Tiền Giang, phường Thạch Quý cũng là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng chuồng trại để nuôi chồn hương trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Hiện nay, trong tổng số 35 con chồn đang nuôi của hộ ông Võ Tá Khương, có 14 con nái sắp sinh, ước nhân đàn lên đạt gần 50 con chồng giống baby. Với giá bán con giống khá cao, 12 triệu đồng/cặp chồn hương giống, 1.6 triệu đồng/kg chồn thương phẩm năm 2023 đã giúp ông Khương bỏ túi 100 triệu đồng, dự kiến năm 2024, thu về 200 triệu đồng.
Ông Võ Tá Khương, khối phố Tiền Giang, phường Thạch Quý cũng là một trong những hộ dân tiên phong xây dựng chuồng trại để nuôi chồn hương trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Hiện nay, trong tổng số 35 con chồn đang nuôi của hộ ông Võ Tá Khương, có 14 con nái sắp sinh, ước nhân đàn lên đạt gần 50 con chồng giống baby. Với giá bán con giống khá cao, 12 triệu đồng/cặp chồn hương giống, 1.6 triệu đồng/kg chồn thương phẩm năm 2023 đã giúp ông Khương bỏ túi 100 triệu đồng, dự kiến năm 2024, thu về 200 triệu đồng.
a06
 Ông Võ Tá Khương lựa chọn hướng phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi chồn hương
Theo ông Khương, nuôi chồn hương thấy cũng nhàn, không tốn công chăm sóc, chồn phát triển tốt, gia đình cũng đang tiếp tục nhân đàn và bán con giống cho những ai có nhu cầu. Tuy nhiên, đối với chồn hương, khâu phòng chống dịch bệnh rất quan trọng, vì khi chồn bị bệnh rất khó chữa. Để phòng bệnh tốt, khu vực nuôi cần hạn chế người ra vào, phun khử khuẩn thường xuyên; chuồng nuôi lắp đặt hệ thống uống nước tự động, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật. Đặc biệt, trong quá trình nuôi chồn sinh sản, người chăn nuôi cần bổ sung thêm thịt gà, tôm, ghẹ, phổi động vật... thường xuyên để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho chồn.
Nhân rộng trên 100 mô hình chăn nuôi chồn hương
Nhận thấy mô hình nuôi chồn hương là hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng, nên mô hình đang được nhân rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh, như: Can Lộc, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh,…
Cùng với nhân rộng mô hình chăn nuôi chồn hương, việc chuẩn hóa quy trình nuôi cũng đang được các địa phương quan tâm.
Tại TP Hà Tĩnh, đến thời điểm này đã có 4 mô hình với tổng đàn khoảng 350 con. Được biết, theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Hà Tĩnh, địa giới hành chính TP Hà Tĩnh sẽ mở rộng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện: Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên. Đây là cơ sở để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ven đô. Trước mắt, địa phương tập trung chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi nông hộ theo hướng hạn chế chăn nuôi trâu bò, lợn trong khu dân cư, đưa các giống vật nuôi ít tác động đến môi trường, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó, chồn hương là đối tượng nuôi đầy triển vọng.
Ông Lê Quang Nghiêm- Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Hà Tĩnh cho biết: Chăn nuôi chồn hương là mô hình kinh tế mới trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, các cơ sở mua con giống ở các trại giống hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng. Dù mới nuôi chưa lâu nhưng bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả rõ nét như chồn phát triển nhanh, sinh sản đều, đem lại số lượng con giống lớn.

“Qua đánh giá, mặc dù kỹ thuật nuôi chồn hương không quá khó nhưng để hạn chế dịch bệnh trong quá trình nuôi, cần phải có một quy trình chuẩn. Vì vậy, lãnh đạo thành phố đã giao cho Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi phối hợp với các hộ chăn nuôi chồn hương trên địa bàn theo dõi tập tính, ăn uống, nghỉ ngơi, quá trình phối giống, sinh sản của chồn hương để chuẩn hóa thành cuốn cẩm nang, từ đó chuyển giao cho các hộ dân khác phát triển, nhân rộng mô hình trong thời gian tới.”. Ông Nghiêm nói thêm.
a07
Cần chuẩn hóa quy trình chăn nuôi chồn hương để chăn nuôi mang lại hiệu quả cao và bền vững.
Theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì Chồn hương thuộc danh mục IIB - Danh mục các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy khi nuôi chồn hương, cần đăng ký giấy phép chăn nuôi với chính quyền địa phương.
Theo số liệu từ Chi cục Kiểm Lâm Hà Tĩnh, hiện nay cả tỉnh có trên 100 mô hình nuôi chồn hương với số lượng khoảng trên 110.000 con. Quá trình nuôi đã có sự đầu tư bài bản, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình và tiến hành đăng ký cấp phép chăn nuôi đúng theo quy định.
Ông Nguyễn Đình Kỳ- Phó Trưởng phòng thanh tra pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết: Thời gian qua, được sự tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đồng thời cơ quan kiểm lâm trực tiếp hướng dẫn người dân nên cơ bản, những người dân có nhu cầu nuôi, họ đã tìm hiểu pháp luật tương đối kỹ trước khi nuôi. Cụ thể, việc mua bán động vật hoang dã đưa vào cơ sở nuôi hoặc khi bán ra, người chăn nuôi chấp hành các quy định pháp luật rất nghiêm túc, nên trong những năm qua, cơ bản các chủ cơ sở nuôi trên địa bàn Hà Tĩnh không vi phạm quy phạm pháp luật.
Mô hình nuôi chồn hương đang được nhiều hộ dân ở Hà Tĩnh lựa chọn. Tuy nhiên để mô hình nuôi chồn hương phát huy hiệu quả, mang tính bền vững, người nuôi cần nắm rõ các đặc tính quy trình chăn nuôi và yếu tố về thị trường. Đồng thời người chăn nuôi cần phải mua con giống ở các trại giống hợp pháp, con giống có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình nuôi phải lập sổ theo dõi, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay28,058
  • Tháng hiện tại686,127
  • Tổng lượt truy cập90,749,520
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây