Học tập đạo đức HCM

Bí quyết làm giàu bằng nuôi tôm sạch: Đâu chỉ có con giống!

Thứ ba - 02/05/2017 23:21
Khi Bạc Liêu trở thành một trong những tỉnh tiên phong cả nước về nuôi tôm công nghiệp, giúp nhiều nông dân trở thành tỷ phú với những vụ mùa bội thu. Song, việc lạm dụng kháng sinh và các loại hóa chất cấm đã đẩy người nông dân rơi vào vòng luẩn quẩn: tôm bệnh - ao bẩn và khó tránh khỏi thiệt hại.

KINH NGHIỆM CHỌN TÔM GIỐNG TỐT

Đối với người nuôi tôm ở Bạc Liêu, khâu chọn tôm giống được xác định là khâu quan trọng để bắt đầu cho một vụ nuôi tôm đầy hứa hẹn.

Theo các nhà khoa học và các chuyên gia nuôi trồng thủy sản, để có con giống tốt, chất lượng thì nông dân phải chọn tôm giống có kích cỡ đồng đều, số tôm chênh lệch không vượt quá 5%. Cũng như chọn tôm có vỏ mỏng, màu sắc tươi sáng, có màu tro đen đến đen, đầu và thân tôm cân đối. Đuôi tôm xòe là một trong những dấu hiệu nhận biết đó là con giống khỏe, đạt yêu cầu, vì tôm giống khỏe mạnh thường linh hoạt, vận động tốt.

Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio, chia sẻ: “Khi chọn tôm giống, nông dân có thể dựa vào kinh nghiệm là dùng tay gõ vào vật chứa tôm. Nếu con tôm phản ứng nhanh nghĩa là tôm khỏe mạnh, dễ nuôi, phản ứng mạnh, chịu bơi ngược dòng nước và phân bố đều trong bể nuôi và hình dáng tôm thon dài cũng là một trong những cơ sở để xác định tôm có khỏe mạnh hay không”. Tuy nhiên, chọn tôm giống tốt chỉ mới là khâu đầu tiên. Bởi quan trọng hơn cả chính là quá trình chăm sóc dinh dưỡng trong suốt thời gian nuôi, đây mới là yếu tố quyết định đến chất lượng đầu ra của con tôm và đảm bảo cho sản xuất của bà con mang lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NÀO CHO “TÔM SẠCH”?

Thông thường, vì không hiểu biết về các bệnh lý và sức khỏe của đàn tôm, nên hễ thấy tôm có bệnh, bỏ ăn, nhiều nông dân lập tức “dập” kháng sinh để tôm khỏe lại. Tập quán này vừa gây lãng phí tiền của, vừa vô tình tạo ra sản phẩm không an toàn, do nhiễm hoặc bị tồn dư kháng sinh. Bên cạnh đó, người nông dân thường cho lượng thức ăn nhiều hơn mức cần thiết. Thức ăn dư thừa tích tụ theo thời gian sẽ gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn tôm.

Theo chuyên gia nuôi trồng thủy sản Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio: Khi cho tôm ăn, người nông dân nên áp dụng nguyên tắc “lượng ít lần nhiều”, “hơi thiếu một chút”. Và đặc biệt quan trọng, nên bổ sung thường xuyên những vi sinh vật có lợi vào môi trường nước ao nuôi và thức ăn, giúp tôm hấp thu thức ăn triệt để, phân giải các chất hữu cơ dư thừa trong ao thành các yếu tố không gây hại cho tôm.

Thời gian gần đây, nhiều nông dân Bạc Liêu đã chia sẻ cho nhau về một số loại chế phẩm sinh học có thể sử dụng để bổ sung dinh dưỡng, giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất cũ và hướng đến tạo ra nguồn tôm sạch cho giá trị kinh tế cao.

Điển hình như bà Lê Thị Bé Ba (ấp Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình) - người sở hữu 17 ao nuôi tôm, chia sẻ: “Được hàng xóm chia sẻ, tôi đã thử thêm vi sinh sống vào khẩu phần dinh dưỡng của tôm ở 4 ao. Sau một thời gian tôi nhận thấy tôm đều cỡ, không phân đàn, đường ruột dài đều liên tục, hệ gan tụy chắc đen tươi tự nhiên, vỏ bóng, phân tôm trên sàng không vỡ bở, không có mùi hôi. Vì vậy, vụ nuôi tiếp theo tôi sẽ dùng vi sinh này cho tất cả 17 ao”.

Được biết, những nông dân như bà Lê Thị Bé Ba đã sử dụng một loại chế phẩm sinh học tên AmBio với nguồn gốc Nhật Bản, ứng dụng công nghệ Israel. Sản phẩm này là tập hợp các chủng vi sinh vật tốt, vi sinh sống ở dạng nước. Các chủng vi sinh tốt được Ambio chọn lọc khi đi vào ruột tôm sẽ phân hủy thức ăn triệt để thành dạng dễ tiêu hóa cho tôm, giúp con tôm hấp thụ dinh dưỡng đầy đủ, khỏe mạnh. Dễ nhận thấy nhất là tôm sẽ sử dụng thức ăn hiệu quả hơn, tăng khả năng lột vỏ, nhanh lớn và cỡ tôm đồng đều, vỏ bóng tự nhiên hơn.

HƯỚNG ĐẾN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO TÔM SẠCH

Nhiều hộ nuôi tôm khi dùng đến vi sinh sống dành cho tôm của Công ty Ambio đã thực nghiệm và đều mang lại thành công. Nông dân Phan Thanh Điền (huyện Hòa Bình) cho biết, gia đình ông có hai ao nuôi, diện tích 1.500m2/ao. Khi sử dụng chế phẩm sinh học Ambio cho một ao, sau 30 ngày ông đã thu hoạch được 1,8 tấn tôm trong diện tích 1.500m2. Tôm khỏe mạnh và ăn đều hơn. Do vậy, ở vụ nuôi tiếp theo, gia đình ông Điền sẽ tiếp tục sử dụng chế phẩm sinh học cho tôm nuôi của Công ty Ambio.

Thực tế cho thấy, chế phẩm sinh học tiên tiến là hứa hẹn tương lai cho những hộ nuôi tôm muốn chinh phục những thị trường xuất khẩu khó tính và góp phần đưa Bạc Liêu trở thành “thủ phủ tôm” của Việt Nam.

Tạo ra sản phẩm cạnh tranh, giúp nông dân phát triển bền vững và chủ động hội nhập kinh tế bằng chính chất lượng từ sản phẩm sạch. Bộ NN&PTNT đã đặt mục tiêu đến hết năm 2018, chấm dứt tình trạng sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong sản xuất - kinh doanh tôm và ngành tôm Bạc Liêu đang nắm trong tay bí kíp để phát triển một thị trường sản xuất tôm sạch không có tồn dư kháng sinh, hóa chất mà vẫn cho đầu ra là sản phẩm tôm khỏe mạnh, lớn đều, chất lượng cao. Và mong ước nuôi tôm sạch của người nông dân Bạc Liêu đã trở thành hiện thực với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vượt trội được trao đến tay của người nông dân.

Ông Lưu Đình Vũ, Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất công nghệ mới Việt Nam AmBio, cho biết: “Trong nghề nuôi tôm, nên áp dụng phương châm “phòng bệnh hơn trị bệnh”, bởi lẽ khi tôm bệnh rất khó điều trị, trị được cũng rất tốn kém, khiến năng suất giảm và thường đẩy bà con rơi vào tình trạng lạm dụng kháng sinh. Ngay từ đầu, người nuôi nên cho tôm ăn đúng cách, xác định khẩu phần ăn khoa học để con tôm khỏe mạnh, đồng thời bổ sung đều đặn các chế phẩm và vi sinh hữu ích. Thực tế tại Bạc Liêu vẫn còn nhiều hộ nuôi tôm chưa biết đến tính ưu việt của chế phẩm sinh học. Chúng tôi vẫn đang cố gắng để đưa vi sinh sống AmBio vào “khẩu phần ăn” hàng ngày của con tôm Bạc Liêu để giúp đỡ bà con xây dựng thương hiệu tôm Bạc Liêu an toàn và chất lượng”.

Nguồn: http://baobaclieu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Hôm nay73,890
  • Tháng hiện tại779,003
  • Tổng lượt truy cập90,842,396
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây