Học tập đạo đức HCM

Thực phẩm sạch: Chàng trai 8x có tài điều khiển hàng nghìn con ong

Thứ hai - 01/05/2017 11:36
Với quy mô trại ong lên tới 300 đàn, mỗi năm, cơ sở của anh Nguyễn Văn Toản thu 4.000-5.000 lít mật sạch, nguyên chất, cung ứng cho thị trường tỉnh Yên Bái, Hà Nội và TP HCM.

thuc pham sach: chang trai 8x co tai dieu khien hang nghin con ong hinh anh 1

300 đàn ong tại cơ sở của anh Toản đều là giống ong nội. Ảnh: Bizmedia.

Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội, anh Nguyễn Văn Toản (sinh năm 1984) ở xã Dề Xu Phình, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái quyết định trở về quê lập nghiệp. Do yêu thích nghề nuôi ong lại nhận thấy địa phương có lượng hoa rừng dồi dào, anh Toản tiến hành đầu tư phát triển nghề ong quy mô lớn.

Anh Toản cho biết, trước đây, gia đình anh từng nuôi ong nhưng số lượng không nhiều, chỉ khoảng vài đàn. Ngay cả một số hộ trong vùng làm nghề cũng chỉ nuôi rải rác, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, khi bắt tay thực hiện con đường lập nghiệp với đàn ong, anh quyết tâm xây dựng một mô hình nuôi ong mới, quy mô lớn, số lượng đàn nhiều hơn so với mặt bằng chung trong vùng.

Giống ong mà anh Toản chọn nuôi và gây đàn là ong bản địa của vùng núi Mù Cang Chải. Anh cho biết, ong địa phương (ong nội) tuy số lượng đàn không đông, sản lượng mật ít, khâu chăm sóc cầu kỳ nhưng lại cho chất lượng mật thơm ngon hơn.

Nghề nuôi ong phụ thuộc phần lớn vào mùa hoa. Tại địa bàn xây dựng trại ong, mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch. Trong thời gian này, ong lấy mật từ các loại hoa rừng. Các tháng còn lại, khi nguồn hoa trong vùng đã cạn, anh sử dụng xe, di ong đến vùng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Lai Châu để ong lấy được nhiều phấn hoa hơn.

 thuc pham sach: chang trai 8x co tai dieu khien hang nghin con ong hinh anh 2

Mỗi năm, anh Toản thu được 4.000-5.000 lít mật ong. Ảnh: Bizmedia.

Hiện nay, trại ong của anh Toản có khoảng 300 đàn. Trung bình mỗi năm, sản lượng mật thu được đạt 4.000-5.000 lít, gồm mật keo, mật nhãn, mật hoa rừng. Trong đó, giá bán của mật keo là 100.000-200.000 đồng một lít; mật nhãn khoảng 200.000 đồng một lít; còn một lít mật hoa rừng dao động 180.000-200.000 đồng.

Ngoài nguồn thu từ mật, anh Toản còn gây đàn, bán ong giống cho các hộ trong vùng và một số địa bàn lân cận. Đàn ong giống có loại 2 cầu và loại 3-4 cầu với giá bán khác nhau. Cụ thể, không tính thùng ong thì với đàn 2 cầu ong, anh bán 400.000 đồng; với đàn 3-4 cầu, anh bán mỗi cầu giá 180.000 đồng.

Anh Toản cho biết, nuôi ong khai thác mật, ngoài phụ thuộc vào sự phát triển của mùa hoa, loại hoa còn bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thời tiết. Khi trời tạnh ráo, nắng nóng, hoa phát triển cho lượng mật nhiều hơn. Ngược lại, nếu gặp trời mưa, phấn hoa bị rửa trôi, ong cho mật không đáng kể.

Hiện nay, sản lượng mật ong của cơ sở sản xuất đến đâu tiêu thụ hết tới đó. Anh Toản cũng không quá khó khăn khi tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Các đầu mối nhập mật ong rừng chủ yếu của cơ sở là ở Yên Bái, Hà Nội và một số địa phương thuộc khu vực TP HCM.

 
Theo Phong Vân (Vnexpress)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập331
  • Hôm nay76,053
  • Tháng hiện tại781,166
  • Tổng lượt truy cập90,844,559
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây