Học tập đạo đức HCM

Kiếm tiền tỷ từ củ, quả tí hon "siêu độc lạ"

Chủ nhật - 13/12/2015 00:34
Nhận thấy những củ quả tí hon từng “làm mưa làm gió” ở thị trường Mỹ, trong khi ở Việt Nam những củ quả này còn ít người biết đến, chàng trai trẻ Nguyễn Thành Nguyên - người đã từng tốt nghiệp Đại học ở Mỹ đã quyết định làm giàu bằng nghề nông. Sản phẩm “siêu độc lạ” do anh cung cấp ngay lập tức thu hút được sự chú ý đặc biệt của người tiêu dùng và đưa chàng trai trẻ này lên thành tỷ phú chỉ sau vài năm.
“Tôi muốn làm nông dân”

Gieo trồng các loại cây quả tí hon đang là trào lưu được dân thành thị yêu thích, bởi hầu hết các giống cây được lựa chọn đều là loại dễ trồng, không tốn diện tích, vừa có tác dụng làm cảnh, vừa cung cấp nguồn thực phẩm sạch, hấp dẫn cho gia đình. Dù đã phổ biến trên thế giới nhiều năm nay, nhưng các giống cây quả tí hon mới về Việt Nam, đang nhanh chóng trở thành mặt hàng hút khách, có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường. Những loại củ quả này không chỉ là sản phẩm dùng để trưng bày, làm cảnh, mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe. Và đây chính là thị trường “một vốn bốn lời”, có thể kiếm tiền tỷ. Nguyễn Thành Nguyên quyết định làm nông dân là vì thế. Phát hiện về việc trồng thử nghiệm cây quả tý hon đã mở ra cho Nguyên con đường khởi nghiệp.

“Tôi muốn làm một nông dân theo kiểu tôi đã từng thấy ở Mỹ nhưng thật sự hoang mang không biết vạch xuất phát nằm ở đâu”, Nguyên chia sẻ. Nhiều ngày trời Nguyên đã chạy xe vòng quanh các ruộng rau từ Đà Lạt đến các vùng lân cận và một ý nghĩ nảy lên rằng cứ kiếm nông sản nào ở Đà Lạt chưa có hoặc ít có thì sẽ nhân giống phát triển. Chàng trai trẻ lên phương án trồng những loại rau củ tí hon đang được ưa chuộng. 

Vùng đất được chọn để phát triển kinh tế là thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 20km. Đây là vùng đất hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho ngành Nông nghiệp công nghệ cao phát triển. Từ 3ha đất sản xuất ban đầu, chỉ sau 3 năm, Nguyễn Thành Nguyên đã xây dựng thành một nông trại sản xuất rau công nghệ cao lớn bậc nhất tỉnh Lâm Đồng với diện tích lên tới 20ha.

Đưa chúng tôi bước vào vườn dưa leo cho những trái tí hon chi chít quả, Nguyễn Thành Nguyên liền với tay hái 5 quả dưa leo đặt lọt thỏm trong lòng bàn tay đon đả mời khách nếm thử. Giòn, thơm, ngon là cảm giác mà chúng tôi cảm nhận được khi ăn những quả dưa leo tí hon. Phía bên kia nông trại, Nguyên trồng các loại cà chua, củ dền, củ cải, cà rốt…; tất cả sản phẩm đều không thể to hơn... ngón tay cái.

Nguyễn Thành Nguyên chia sẻ, thị hiếu người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao, không chỉ đơn thuần là sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà hình thức sản phẩm đẹp mắt cũng là điều kiện mang tính bắt buộc. Chính vì vậy,  chàng trai Đà Lạt này đã mạnh dạn đi tìm những sản phẩm mới để đầu tư sản xuất. Không chỉ có dưa leo tí hon, trong trang trại nông nghiệp công nghệ cao của mình, Nguyễn Thành Nguyên còn trồng nhiều loại cà chua siêu nhỏ, trái chỉ bằng ngón tay út với nhiều màu sắc khác nhau, cà rốt củ bằng ngón tay cái, củ dền to bằng ngón chân… 

Chính cái tí hon của những sản phẩm nông nghiệp này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý đặc biệt của người tiêu dùng. Những sản phẩm của Nguyễn Thành Nguyên hiện đã được các hệ thống siêu thị lớn hàng đầu Việt Nam nhận bao tiêu sản phẩm. Tất cả giống của rau, củ, quả siêu nhỏ này đều được Nguyễn Thành Nguyên nhập từ nước ngoài.

Hiện tại, toàn bộ nông sản “siêu độc lạ” của Nguyễn Thành Nguyên gồm trên 10 loại rau, củ quả, đều được canh tác trong nhà kính, quy trình khép kín, tưới tiêu tự động gồm phun sương và nhỏ giọt, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn VietGAP. Không chỉ giá đắt, nhiều sản phẩm nếu muốn mua khách phải đặt trước tại cửa hàng hàng tháng mới có. Ngoài tiêu thụ ở thị trường trong nước, mỗi tháng Nguyễn Thành Nguyên xuất sang Canada và Đài Loan (Trung Quốc) hàng chục tấn đậu Hà Lan, rau xà lách Mỹ.

Từng nếm trải thất bại

Nguyên cho biết, với điều kiện thổ nhưỡng ở Đà Lạt rất khác các nước có xuất xứ hạt giống, những lứa nông sản siêu nhỏ đầu tiên Nguyên đã gánh chịu thất bại nặng nề khi chất lượng sản phẩm không đạt chuẩn. Việc gieo trồng nếu không đúng kỹ thuật, không hợp thổ nhưỡng thì hạt giống sẽ không nảy mầm được. Hàng chục lần gieo trồng không thành công, Nguyên mới rút được kinh nghiệm. Nguyên kể lại, mùa đầu tiên anh và các cộng sự xuống giống ồ ạt và ôm “quả đắng”, đa số sản phẩm làm ra không đạt chất lượng: dưa leo baby ruột chua như chanh, cà chua cocktail chưa chín đã nứt vỏ, hay củ cải đỏ đến kỳ thu hoạch lột vỏ ăn thử thì không có vị, nhạt như nước. 

Hai vụ tiếp theo, thất bại vẫn đeo bám. Nguyên và các cộng sự đã phải trải qua nhiều lần thử nghiệm mò mẫm mới có trong tay những quy trình chuẩn. Mô tả những khó khăn ngày đầu, anh nói: “Mình đi con đường mới thì phải chấp nhận vất vả, mày mò do giống chưa được thử nghiệm ở Đà Lạt trước đó”. 

Đến nay, mỗi tháng nông trại của Nguyên cung ứng khoảng 5 tấn rau củ tí hon, có mặt ở các siêu thị, cửa hàng và những nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế trên cả nước. Nguyên cho biết, so với các sản phẩm thông thường, giá của nông sản này khá cao, có loại cao gấp 5- 6 lần so với nông sản thông thường. Chẳng hạn như giá mỗi kg bắp cải tí hon được rao bán ở mức 250.000 - 300.000 đồng (khoảng 50 quả), cà chua đen giá 140.000 đồng/kg, su hào xanh giá 40.000 đồng/kg. Các loại củ baby như cà tím 81.000 đồng/kg, cà chua 72.000 đồng/kg, dưa leo 64.000 đồng/kg; khổ qua 80.000 đồng/kg…Bên cạnh đó, hàng chục tấn nông sản thông thường khác cũng được chàng trai này xuất ra thị trường với lợi nhuận lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm. 

Có được rau củ đạt chuẩn, nhưng để bán được là chuyện khó, nhất là khi ở Việt Nam chưa nhiều người biết đến xu hướng dùng những loại củ quả tí hon như một loại trái cây đang phổ biến ở nhiều nước. Có người còn đồn thổi những loại trái cây tí hon là do đột biến gen mà có. Nguyên kể những ngày đầu mang loại nông sản vừa lạ vừa quen đi chào bán, tìm thị trường, khách hàng nhìn Nguyên với ánh mắt nghi ngại. 

Có ông chủ nhà hàng cầm củ cà rốt baby ngang mặt săm soi rồi cười. Nguyên lấy củ cà rốt nhỏ xíu nhai ngon lành, giải thích đó là loại nông sản dành để ăn sống. Cứ thế, Nguyên và cộng sự đi khắp nơi chào hàng. Từng ngày từng ngày một, bằng sự táo bạo và sự kiên trì không mệt mỏi, Nguyên đã có thành công như ngày hôm nay.
Theo Trọng Khắc/anninhthudo.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập544
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm533
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại796,882
  • Tổng lượt truy cập90,860,275
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây