Học tập đạo đức HCM

Ngư dân giàu nhờ... nuôi bò

Thứ hai - 14/12/2015 04:12
Ngư dân Hoàng Văn Phướng (43 tuổi) ở thôn Bắc Phú, xã Quang Phú, TP Đồng Hới (Quảng Bình) có thu nhập hàng năm trên 500 triệu đồng từ việc nuôi bò lai sinh sản kết hợp trồng trọt.
Anh Phướng hy vọng sẽ phát triển được đàn bò giống Brahman

Anh cho hay: “Nghề biển mà phát triển nuôi bò thì cũng ít người làm. Nhưng biết phát huy thế mạnh thì làm giàu cũng không khó”.

Người đi trước

Cách đây hơn chục năm, anh Phướng chọn nghề đi biển để làm kế mưu sinh. Tuy nhiên, nghề đi biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết, lại mua sắm nhiều ngư cụ nên tính ra thu nhập của gia đình cũng không cao.

Muốn đánh bắt hiệu quả phải vươn ra các ngư trường xa bờ với nhưng con tàu lớn. Tính đến chuyện đó thì gia đình anh Phương chưa thể làm được.

Thấy bố mẹ nuôi ít con bò đem lại thu nhập khá, anh Phướng mới suy nghĩ đến việc đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ này. Anh mạnh dạn bán tàu cá lấy tiền mua bò cỏ. Mới đầu, chỉ dám nuôi vài con nhưng cũng gặp không ít gian nan.

Khi đã nuôi ổn định và tích lũy được kinh nghiệm, năm 2004, anh Phướng chuyển sang nuôi bò lai. Kết quả ban đầu rất tốt, đem lại thu nhập cao. Anh Phướng cho hay: “Nuôi bò lai con bò to, khỏe, sinh trưởng tốt và bán giá cao hơn bò cỏ truyền thống”.

Ý tưởng có được nguồn vốn lớn để mở rộng chăn nuôi vẫn cứ nung nấu trong người. Nhưng làm sao tự chủ vốn chứ đi vay thì rất khó.

Sau mấy đêm trằn trọc, anh bàn với vợ đi xuất khẩu lao động vài năm. Tạm gác chuyện bò bê, anh Phương khăn gói ra nước ngoài.

Sau 3 năm chăm chỉ, dành dụm, anh trở về với chút vốn và dành số tiền thuê lại 6 ha đất hoang của HTX Lộc Ninh để đầu tư mở trang trại nuôi bò tập trung. Trời không phụ công người có chí hướng, sau gần 10 năm chịu khó miệt mài với việc gia đình anh đã có trang trại bò.

Đến nay, tổng đàn bò của anh hơn 60 con. Khác với những hộ dân nuôi bò trong xã, anh Phướng nuôi bò lai chủ yếu để bán giống chứ không phải để bán thịt nên thu nhập rất ổn định. Cứ 1 con bò khoảng 1 năm tuổi thì anh bán 15 – 16 triệu đồng.

“Lúc đầu chưa nắm vững kỹ thuật nuôi bò lai nên tôi khá lo lắng. Nhưng sau khi tìm hiểu và qua thực tế nuôi cũng không quá khó. Chủ yếu mình phải am hiểu những bệnh tật mà con bò hay gặp phải.

Từ đó biết cách phòng chống để nuôi tốt hơn. Ngoài ra, chú ý đến việc tiêm phòng đầy đủ thì sẽ hạn chế được các dịch bệnh”, anh Phướng chia sẻ.

Giúp nhau làm giàu

Bên cạnh việc chăn nuôi, gia đình anh Phướng còn trồng thêm 3 ha dưa hấu theo mùa vụ. Nhờ áp dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất nên vụ vừa rồi được mùa. Anh Phướng cho hay, mỗi mùa vụ dưa trừ đi chi phí anh lãi hơn 100 triệu đồng.

Không chỉ trồng dưa tạo thêm thu nhập cho gia đình, anh Phướng còn tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương. Vào vụ dưa, anh Phướng phải thuê khoảng 40 nhân công để chăm sóc và thu hoạch.

Hiện anh Phướng đang nuôi giống bò lai Brahman. Tuy nhiên, anh khá lo lắng, vì trang trại chỉ có một con bò đực Brahman mà thôi. Anh cũng mong muốn ngành NN-PTNT hỗ trợ kỹ thuật và vốn để bà con mạnh dạn tiếp cận.

Không chỉ vươn lên làm giàu cho bản thân, anh Phướng còn lập một nhóm bạn có cùng sở thích chăn nuôi bò để chia sẻ kinh nghiệm.

Nhóm chăn nuôi bò hiện có 6 hộ tham gia. Mục đích của nhóm là trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, giúp nhau giải quyết những vướng mắc trong nuôi bò.

Về kỹ thuật, anh Phướng chia sẻ cho họ cách chọn bò giống, con nào để bán, các dấu hiệu bệnh tật khi bò mắc phải và cách chữa trị…

Ngoài ra, kết thành nhóm nuôi bò với nhau còn có một lợi ích đó là mỗi gia đình có thể thay nhau bảo vệ trại bò vào ban đêm. Nhờ chăn thả tập thể, mỗi hộ có thể giúp nhau trông coi đàn bò khi hộ này hay hộ khác bận việc nhà.

Nhờ những kinh nghiệm chia sẻ của anh Phướng, nhiều hộ dân khác trong xã đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò và đạt hiệu quả ban đầu.

Trong nhóm của anh Phướng có anh Nguyễn Văn Bảo ở Tây Phú, xã Quang Phú ban đầu chỉ nuôi vài con bò nhưng hiện đã mở rộng nuôi đến 45 con.

Những hộ Nguyễn Văn Phằng, Lê Văn Tám, Lê Văn Kiều… cũng đã nâng số lượng đàn bò của mình lên 10 – 20 con và có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

“Có nhiều gia đình không có đồng vốn nhiều chỉ muốn mua nợ con bê để về nuôi thì tôi cũng đồng ý bán cho họ luôn. Một phần tôi muốn giúp người nông dân nghèo có cơ hội để ổn định cuộc sống”, anh Phướng cười cho biết.

Theo NNVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,688
  • Tổng lượt truy cập90,875,081
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây