Với vai trò to lớn và hết sức quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với địa phương có hơn 80% dân số sản xuất nông nghiệp, tỉnh ta đã xác định công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đóng vai trò cầu nối giữa Đảng và nhân dân để phát triển “tam nông”.
Để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ chủ trương của Đảng, để có sự đồng thuận cao, từ đó huy động được cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách chủ động, tự nguyện, các phương tiện thông tin đại chúng trong tỉnh như Báo Bắc Kạn, Đài PT-TH tỉnh, các trang điện tử của các sở, ban, ngành và các huyện, thị …đã nỗ lực tuyền truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh cho người dân vùng nông thôn. Đồng thời phản ánh sinh động cuộc sống, sản xuất của người dân, tình hình xây dựng và phát triển nông thôn, những khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyện vọng của nông dân…qua đó, cấp ủy, chính quyền các cấp nắm bắt kịp thời và có biện pháp khắc phục, giải quyết.
Công tác tuyên truyền của các cơ quan thông tin đại chúng, đã góp phần không nhỏ cho nông nghiệp Bắc Kạn trong những năm qua có phát triển nhanh, tư duy kinh tế hộ, trang trại, sản xuất hàng hóa có sự thay đổi cơ bản. Nhiều hướng giải quyết khó khăn đang gặp phải đã được ngành nông nghiệp tham mưu với UBND tỉnh, tỉnh ủy chỉ đạo tháo gỡ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trong quá trình phát triển, tỉnh ta đang dần đi đúng hướng sản xuất với cơ cấu cây trồng phù hợp như dong riềng, cam, quýt, hồng không hạt, trồng rừng….đang cho hiệu quả cao. Qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh ta đã chủ trương lồng gép, phối hợp nhiều chương trình trọng tâm, trọng điểm tạo được sự chuyển biến, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quản lý để phổ biến nhân rộng trên toàn tỉnh.
Từ những giải pháp cụ thể để thực hiện các chính sách về tam nông như chương trình 135, 167, 30a, chính sách cho hộ nghèo vay tiền để phát triển sản xuất; học sinh, sinh viên vay tiền để học tập…đã thúc đẩy kinh tế-xã hội ở tỉnh ta phát triển nhanh. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trên 7% /năm, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2014 đã đạt 173 nghìn tấn, bình quân đầu người ước đạt 561 kg/người, thu nhập bình quân đạt 22,4 triệu đồng/người. Mỗi năm toàn tỉnh trồng được từ 8-10 nghìn ha rừng, nâng độ che phủ rừng lên trên 60% , trở thành tỉnh có tỷ lệ cao nhất nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng.
Đến nay, tất cả các xã có đường ô tô tới trung tâm, có điện lưới quốc gia và thông tin điện thoại. Số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến thời điểm hiện tại đạt trên 90%. Công tác giáo dục- đào tạo có nhiều chuyển biến tiến bộ. Chất lượng giáo dục ở các ngành học, bậc học không ngừng được nâng lên, cơ sở vật chất trường lớp học được quan tâm đầu tư, xây dựng mới khang trang đáp ứng yêu cầu yêu cầu dạy, học và khám chữa bệnh của nhân dân trong giai đoạn hiện nay. Và thực tế, từ sự nỗ lực thực hiện đồng bộ các chính sách về tam nông, nhiều mô hình sản xuất nông lâm nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch như trồng cam, quýt, hồng không hạt, dong riềng, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm đã mang lại hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho những hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Nông dân xã Thượng Giáo (Ba Bể) thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp |
Tuy nhiên, một thực tế cần nhìn nhận một cách cụ thể, khách quan là công cuộc thực hiện tam nông vẫn còn nhiều hạn chế, nông nghiệp vẫn mang tính cánh tác nhỏ, lạc hậu, tự cung, tự cấp chưa vươn lên sản xuất hàng hóa; Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch hạn chế thiếu đồng bộ; nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn không phát huy hiệu quả; việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông dân còn nhiều bất cập, nhiều khi được mùa mất giá hoặc được giá mất mùa…
Từ những hạn chế trên, công tác tuyên tuyền trong thời gian tới cần tăng cường bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về phát triển nông nghiêp, nông dân, nông thôn; chủ động xây dựng các chuyên mục khuyến công, khuyến nông, cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng giống mới năng suất cao, phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, tuyên truyền đổi mới tư duy về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, nguyên liệu tập trung, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế rừng, kinh tế trang trại, Hợp tác xã nông nghiệp …đồng thời chú trọng tuyên truyền các phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, phát hiện nêu gương các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, các mô hình kinh tế hiệu quả, cổ vũ động viên, nhân rộng các cách làm hay trong sản xuất, xây dựng nông thôn mới…góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra./.
Theo baobackan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã