Học tập đạo đức HCM

Tăng trưởng kinh tế 2018: Đột phá từ con tôm

Thứ ba - 24/04/2018 02:58
Một trong những giải pháp được UBND tỉnh đưa ra cho kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2018 là tập trung phát triển diện tích và sản lượng tôm nuôi. Song, để thực hiện thắng lợi giải pháp này vẫn còn nhiều chuyện đáng bàn.

ĐÂU CHỈ CÓ CON TÔM CÔNG NGHIỆP

Với kịch bản tăng trưởng 7,5%/năm, thì diện tích nuôi trồng thủy sản của năm 2018 phải đạt trên 140.720ha, tăng 370ha và cho tổng sản lượng tăng thêm 8.000 tấn so với năm 2017. Trong đó, tập trung chủ yếu ở mô hình nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC). Sản lượng này hoàn toàn có thể thực hiện được trong điều kiện năm 2018 các doanh nghiệp, hộ nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đang tập trung đẩy mạnh mở rộng diện tích.

Mặt khác, khả năng thành công là rất sao, vì so với trước đây các mô hình nuôi tôm hiện nay được áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến. Và gần như người nuôi tôm có thể quản lý toàn bộ quá trình nuôi từ khâu đầu vào đến khâu thành phẩm thông qua việc gắn chíp quản lý nguồn tôm giống bố mẹ, kiểm tra các thông số về môi trường, thức ăn, dịch bệnh và có ngay các giải pháp xử lý. Các doanh nghiệp thành công với mô hình nuôi khép kín này như: Tập đoàn Việt - Úc, Công ty CP, Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh, Công ty TNHH MTV Hải Nguyên...

Bên cạnh đó, thông qua việc chuyển giao mô hình, nhiều nông dân đã áp dụng thành công và đạt năng suất kỷ lục, với gần 100 tấn/ha/năm. Điển hình như các hộ Trần Văn Hiếu, Võ Văn Phong (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình); Tạ Hoàng Nhiệm (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) và nhiều hộ nuôi tôm khác trên địa bàn TP. Bạc Liêu...

Qua đó cho thấy, nông dân hoàn toàn có thể làm giàu từ nuôi tôm. Tuy nhiên, để phát triển diện tích tôm nuôi, ngoài diện tích nuôi TC-BTC, các địa phương cần quan tâm phát triển thêm diện tích nuôi tôm nước lợ (lúa - tôm) và cả mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến kết hợp, vì diện tích nuôi tôm từ các mô hình này chiếm hơn 121.320ha. Trong khi, diện tích nuôi TC-BTC của tỉnh hiện nay chỉ chiếm khoảng 19.400ha.

Quan tâm đến vấn đề này, vì diện tích nuôi tôm từ các mô hình sinh thái sẽ góp phần tăng thêm sản lượng rất lớn, nếu diện tích được mở rộng và nâng chất mô hình từ thay đổi quy trình nuôi. Bởi mô hình nuôi tôm TC-BTC của 5 công ty nuôi tôm hàng đầu hiện nay như: Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh, Công ty Cổ phần Việt Úc - Bạc Liêu, Công ty TNHH MTV Hải Nguyên, Công ty TNHH MTV Huy Long An - Bạc Liêu, Công ty Cổ phần CPVN - Chi nhánh Bạc Liêu, sản lượng năm qua chỉ đạt trên 1.550 tấn. Do vậy, muốn tăng sản lượng phải nhờ vào tăng diện tích từ các mô hình nuôi tôm khác.

Theo ông Phan Thanh Duy, Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân: “Thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế của tỉnh, huyện sẽ tập trung mở rộng diện tích lúa - tôm và đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để tăng năng suất cho con tôm lên 300kg/ha/năm, thay vì như trước nay là 250 kg/ha/năm, góp phần tăng thêm sản lượng cho năm 2018 là 1.200 tấn”.

GẶP KHÓ Ở ĐÂU?

Có  thể nói, một trong những khó khăn để thực hiện mục tiêu phát triển con tôm cho tăng trưởng kinh tế năm 2018 chính là vốn. Do phần đông doanh nghiệp, nông dân hiện nay đều khó tiếp cận vốn, nhất là đầu tư vốn cho nuôi tôm. Ông Dương Văn Thới, Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình, cho biết: “Hiện nay nông dân rất khó vay vốn, những hộ nuôi tôm thành công trên địa bàn huyện gần như đều sử dụng nguồn vốn tự có. Khi vay vốn, các ngân hàng đòi phải có dự án hoặc mô hình và phải thẩm định tính hiệu quả. Trong khi nuôi tôm đến thu hoạch mới tính được hiệu quả”.

Trên thực tế, dù có dự án hay mô hình sản xuất hiệu quả vẫn khó tiếp cận vốn. Ông Đinh Vũ Hải, Giám đốc Công ty TNHH MTV Hải Nguyên (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu) cho biết: “Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh của công ty rất hiệu quả và công ty đã từng làm dự án vay vốn để mở rộng sản xuất. Thế nhưng, để tiếp cận vốn vay không phải dễ vì thủ tục rất nhiêu khê. Do vậy, hoạt động nuôi trồng của công ty chủ yếu sử dụng vốn tự có”.

Theo các ngân hàng thương mại, lâu nay con tôm bị xếp vào nhóm rủi ro cao và nhiều ngân hàng đã “quay lưng” với con tôm. Nếu nợ xấu chiếm 3% thì ngân hàng đã bị đưa vào kiểm soát đặc biệt, trong khi đầu tư cho con tôm thì gần như 100% xếp vào nhóm bị rủi ro, nợ xấu!? Thậm chí ở nhiều địa phương, ngân hàng chỉ đầu tư cho cây lúa, còn con tôm thì không. Ông Trần Quốc Bằng (nông dân xã Phước Long, huyện Phước Long) nói: “Ở đây chủ yếu đầu tư vốn cho cây lúa, còn mô hình lúa - tôm cũng khó vay, dù mô hình lúa - tôm được xem là bền vững”.

Vậy, nếu không có vốn đầu tư cho con tôm thì làm sao phát triển sản xuất và thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế? Do vậy, các ngân hàng cần tính lại bài toán đầu tư, nếu không đầu tư trực tiếp cho nông dân thì nên đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh con giống, vật tư nuôi trồng thủy sản. Rồi các doanh nghiệp sẽ đầu tư lại cho nông dân. Làm được việc này, các ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro, vì các doanh nghiệp có tài sản, kho hàng để thế chấp. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng giảm được áp lực tài chính khi đã được các ngân hàng đầu tư. Rồi bản thân người nông dân cũng được lợi khi được các doanh nghiệp đầu tư theo quy trình khép kín. Và để thực hiện được giải pháp này, nhất định phải xây dựng cho được chuỗi liên kết sản xuất. Trong đó, hợp đồng mua bán vật tư, bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp và người nông dân phải được các ngân hàng xem như tài sản và niềm tin để mạnh dạn đầu tư vốn. Xét ở góc độ nào đó, đầu tư cho con tôm phát triển là chuyện phải làm, vì đây là mục tiêu chiến lược của Bạc Liêu trong hiện tại và cả tương lai, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ chọn Bạc Liêu làm địa phương xây dựng thương hiệu và thủ phủ nuôi tôm công nghiệp của cả nước. Do vậy, các ngân hàng không thể đứng ngoài cuộc, vì sự phát triển của con tôm cũng chính là sự phát triển của các ngân hàng. Có vậy, Bạc Liêu mới có thể đột phá từ con tôm và góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2018.

Nguồn: http://www.baobaclieu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập444
  • Hôm nay58,788
  • Tháng hiện tại763,901
  • Tổng lượt truy cập90,827,294
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây