Anh Trần Sỹ Út bên những sản phẩm cà gai leo đóng gói do anh anh ra
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất chủ yếu là phát triển nông nghiệp, gia đình khó khăn nên không có điều kiện ăn học dù chưa học hết cấp 3 anh Trần Sỹ Út đã phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống, nhiều lúc khó khăn vì miếng cơm , manh áo.
Với những khó khăn trước mắt, qua những năm làm ăn bươn trãi, tích góp được một số vốn và quyết định đầu tư vào phát triển trang trại tổng hợp nơi mảnh đất anh đã sinh ra và lớn lên.
Cây Sachi xanh tốt cho hiệu quả kinh tế cao
Qua mày mò tìm hiểu thông tin trên báo chí, bạn bè, anh Trần Sỹ Út đã đến tận các địa phương đã trồng cây Sachi và cây cà gai leo có năng suất cao để học hỏi kinh nghiệm, cách chăm sóc cây trồng, thị trường tiêu thụ.Qua nhiều chuyến đi để học hỏi kinh nghiệm anh quyết định đầu tư vào trồng hai loại cây trồng Sachi và cà gai leo trên đất tại quê mình.
Năm 2014 anh Út bắt đầu đưa cây Shachi- và cây cà gai leo vào trồng, cây Shachi là loại thực vật họ dầu thử nghiệm trồng trên đất Thái Hòa đến nay cây Sachi đã cho thu hoạch đem lại giá trị kinh tế cao. Theo anh đây là cây đa tác dụng, vừa là cây lâm nghiệp, nông nghiệp, cây dược liệu lấy dầu.
Cây cà gai leo phát triển xanh tốt phát huy hiệu quả kinh tế
Nuôi bò tại trang trại tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao
Ban đầu do chưa có kinh nghiệm, anh trồng thử nghiệm 5ha và nhờ chuyên gia về hướng dẫn cách chăm sóc. Do có sự thích nghi phù hợp của thổ nhưỡng, khí hậu nên hai loại cây này phát triển rất tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay diện tích cây Sachi và cây cà gai leo đã được anh đầu tư mở rộng lên đến hơn 20 ha. Do có thị trường đầu ra ổn định, có công ty bao tiêu sản phẩm đầu ra nên anh yên tâm sản xuất. Anh cho biết đối với cây Sachi cho thu nhập từ 70-80 triệu/ha/năm, cây cà gai leo mỗi ha cà gai leo cho nhập từ 60-70 triệu đồng.
Ngoài việc trồng hai loại cây trên anh còn trồng thêm cam, trồng gấc, nuôi bò nhằm tận dụng những khoảng đất trống nhằm tăng thêm thu nhập mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Anh Út cho biết tại trang trại của anh ngày bình thường có 30-40 lao động làm việc, vào mùa vụ có tới 50-60 lao động làm việc, mỗi tháng lương trung bình mỗi công nhân 3-4 triệu đồng/ người/tháng.
Nhờ việc sản xuất thu nhập ổn định mỗi năm ngoài chi phí sản xuất nhân công mô hình trang trại tổng hợp của anh Út đem lại thu nhập hơn hai tỷ mỗi năm.
Ngoài những thuận lợi trên anh cho biết cũng gặp khó khăn như tiếp cận vốn ngân hàng, anh chia sẻ nếu mình thế chấp nhà để vay thì cũng chỉ được vài trăm triệu còn thuế chấp trang trại của mình thì ngân hàng không cho vay hiện tại anh rất khó khăn mong Nhà Nước có những chính sách nào đó cho vay để người làm trang trại như anh có thể tiếp cận được vốn để tiếp tục mở rộng sản xuất.
Không những làm ăn giỏi, anh Trần Sỹ Út và gia đình luôn gương mẫu và đi đầu trong việc triển khai thực hiện các chương trình hành động do xã phát động, tạo công ăn việc làm cho người lao động, có nhiều đóng góp trong chương trình xây dựng Nông thôn mới tại địa phương. Hàng năm anh phối hợp với xã tổ chức cho các hộ nông dân làm kinh tế gỏi của địa phương đi thăm quan các mô hình kinh tế có ứng dụng công nghệ cao để học tập và ứng dụng thự tế của địa phương giúp người dân làm giàu bền vững.
Theo Lê Thanh/tbdn.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã