Học tập đạo đức HCM

“Vua sâm” ở Tê Xăng giúp nhiều hộ thoát nghèo

Thứ bảy - 21/01/2017 09:21
“Đời người, chuyện được mất thật khó biết trước được hay dở. Như mình đây chẳng hạn…” - A Hình, dân tộc Xê Đăng, người được mệnh danh là “Vua sâm” ở thôn Đăk Song, xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) mở đầu câu chuyện bằng một nụ cười ẩn chứa nhiều ý nghĩa…

A Hình từng thay cha làm liên lạc cho bộ đội trong kháng chiến chống Mỹ; được ra miền Bắc đi học, làm nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc rồi về làm ở ngành thương nghiệp huyện Đăk Tô và cuối cùng là làm Chủ tịch Hội ND xã Tê Xăng…

 “vua sam” o te xang giup nhieu ho thoat ngheo hinh anh 1

Khách tham quan gian hàng trưng bày cây giống sâm Ngọc Linh của A Hình tại hội chơ thương mại tỉnh Kon Tum.  Ảnh: Ngọc Tấn  

Thế rồi, điều bất ngờ bỗng nhiên tới mà cho đến bây giờ, A Hình cứ ngỡ như trời đưa quý nhân xuống giúp… Năm 2009, giảng viên người Nhật ở Trường Đại học Đà Lạt làm đề tài khoa học về sâm Ngọc Linh. Biết Tê Xăng là một trong những cái nôi của cây sâm Ngọc Linh, thầy lên và mang theo 800 gốc cây giống tìm người trồng thực nghiệm. Không ai dám nhận. A Hình ngần ngừ mãi, cuối cùng đề nghị: “Nếu cây chết thầy không được bắt đền thì mới dám nhận”. Thầy người Nhật cười đồng ý, lại làm cho cả giấy cam đoan…

Việc gì mà chẳng “khởi đầu nan”. Dù số cây giống ban đầu chỉ thành công 50%, nhưng đã cho A Hình những kinh nghiệm hết sức quý giá. Từ một nửa số cây giống đó, giờ A Hình đã nhân lên thành 3.000 gốc sâm 7 năm tuổi… Chưa thu hoạch nên thật khó tính được giá trị vườn sâm của A Hình. Chỉ biết rằng, mỗi kg sâm Ngọc Linh tốt bây giờ có giá khoảng 150 triệu đồng.  Mà chưa cần bán củ, chỉ bán lá thôi, mỗi kg lá tươi bây giờ cũng có giá 2 triệu đồng… Điều mà ít người còn được biết, ngoài danh hiệu “Vua sâm Tê Xăng”, A Hình còn là “vua” bời lời với con số khiến nhiều người giật mình: 40.000 gốc. Ngoài ra nhà còn trồng 3ha mì, chăn nuôi… Thế nhưng trong báo cáo thành tích xét tặng danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016, A Hình chỉ khiêm tốn kê mức thu nhập sau khi đã trừ chi phí là 300 triệu đồng… 

Làm ăn giỏi, con cái thành đạt (2 con A Hình đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định), điều khiến bà con ở Xê Tăng không kém phần thán phục là tấm lòng  nhân ái của vợ chồng A Hình. Bình quân mỗi năm gia đình anh giải quyết việc làm cho 15 – 20 lao động; giúp 5 hộ thoát nghèo; cưu mang như người thân 3 cha con ông A Ty…

Tác giả bài viết: Ngọc Tấn

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập440
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại800,631
  • Tổng lượt truy cập90,864,024
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây