Học tập đạo đức HCM

Xây dựng vùng trọng điểm kinh tế vườn

Thứ hai - 07/11/2016 04:44
Huyện Tiên Phước vừa tổ chức hội nghị góp ý xây dựng đề án “Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại bền vững gắn với du lịch sinh thái làng quê, xây dựng huyện Tiên Phước mang đặc trưng vùng trung du xứ Quảng, giai đoạn 2016 - 2025”.

Đây là đề án do huyện Tiên Phước tham mưu UBND tỉnh chủ trì xây dựng trình HĐND tỉnh thông qua nhằm tạo cơ sở pháp lý, cơ chế hỗ trợ để huy động, lồng ghép các nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh xây dựng Tiên Phước thành vùng trọng điểm kinh tế vườn của tỉnh.

Đánh thức tiềm năng

Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước - ông Hường Văn Minh khẳng định, Tiên Phước có những tiềm năng, thế mạnh rất lớn về phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững với các loại cây trồng đặc sản không chỉ của riêng địa phương mà của cả tỉnh như lòn bon, tiêu, trầm hương, thanh trà…, đồng thời cũng là vùng đất có nhiều di tích, danh thắng, là nơi hội tụ nét văn hóa của vùng trung du, nơi tiếp biến, giao thoa và đan xen văn hóa miền núi và đồng bằng của tỉnh. Trên địa bàn huyện có 34 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, trong đó có 2 di tích cấp quốc gia; hơn 60 ngôi nhà có niên đại trên 100 năm tuổi với nhiều danh thắng như sông Tiên, bãi đá Lò Thung, Hang Dơi, thác Ồ Ồ … có giá trị rất lớn về phát triển du lịch. Phát huy tiềm năng đó, những năm qua huyện đã tập trung hỗ trợ nhân dân đầu tư xây dựng, phát triển mạnh hệ thống vườn nhà, vườn rừng, trang trại, xây dựng một số vùng sản xuất tập trung, mô hình vườn sinh thái đem lại kết quả khả quan.

Tiêu là loại cây trồng đặc sản vừa cho giá trị kinh tế cao vừa tạo cảnh quan cho vườn quê Tiên Phước.
Tiêu là loại cây trồng đặc sản vừa cho giá trị kinh tế cao vừa tạo cảnh quan cho vườn quê Tiên Phước.

Hiện toàn huyện có khoảng 5.600ha vườn đã được cải tạo, đưa vào trồng mới hàng ngàn héc ta cây trồng đặc sản. Bên cạnh đó, địa phương cũng chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông kết nối các danh thắng theo hướng vừa đảm bảo sự hài hòa, vừa giữ lại nét đặc trưng của làng quê xưa; triển khai trồng cây xanh, xây dựng hạ tầng thiết yếu tại các điểm du lịch, tổ chức phiên chợ xứ Tiên thu hút hàng ngàn lượt nhân dân, du khách đến tham quan, mua sắm và thưởng thức các sản phẩm đặc trưng, món ăn truyền thống. Tuy nhiên, trong điều kiện của một huyện miền núi còn nhiều khó khăn nên mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng nhiều tiềm năng của huyện vẫn chưa được phát huy đúng mức. Du lịch Tiên Phước chưa có nhiều khởi sắc như kỳ vọng. Các địa danh giàu tiềm năng và truyền thống của địa phương ít được biết đến, người dân chưa được hưởng lợi từ du lịch.

Ông Lê Phước Hoài Bảo – Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư cho rằng, để phát huy hơn nữa tiềm năng của huyện, cần tăng cường quảng bá, thu hút đầu tư, nhất là các doanh nghiệp trên lĩnh vực nông nghiệp, du lịch, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn, lồng ghép các nguồn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, sắp xếp lại dân cư, tập trung mở rộng không gian thị trấn Tiên Kỳ, đảm bảo hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

Bảo tồn bản sắc
Cùng với việc ủng hộ chủ trương xây dựng và thực hiện đề án, đại biểu các sở, ban, ngành của tỉnh cũng đánh giá cao mục tiêu và giá trị đạt được của đề án; khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của đề án trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa, truyền thống của vùng đất Quảng Nam nói chung, đồng thời tạo ra sản phẩm mô hình không gian văn hóa đặc trưng vùng trung du xứ Quảng. Đặc biệt các đại biểu quan tâm đóng góp nhiều ý kiến bổ sung nhằm hoàn thiện đề án theo hướng sát thực, khả thi nhất. Phó Giám đốc sở VH-TT&DL - ông Hồ Xuân Tịnh góp ý: “Cùng với cơ chế khuyến khích phát triển các loại cây trồng đặc sản, có giá trị kinh tế cao như tiêu, lòn bon, thanh trà, đề án cũng cần quan tâm đến các loại cây trồng truyền thống tuy giá trị kinh tế không cao nhưng có giá trị bảo tồn bản sắc văn hóa như cây mít, vừa giữ được sản phẩm ẩm thực mít trộn đặc trưng vừa tạo nguồn gỗ phục vụ trùng tu các di tích trong tương lai”.

Bà Lê Thủy Trinh - Phó Giám đốc Sở KH-CN lại quan tâm đến công tác quảng bá phong cảnh hữu tình cũng như những sản vật đặc trưng của làng quê Tiên Phước. Bà Trinh chia sẻ: “Tôi công tác tại Tam Kỳ, chỉ cách Tiên Phước hơn 20 cây số, đã nghe nói nhiều về Tiên Phước nhưng vẫn ngỡ ngàng khi được nhìn thấy các danh thắng như Lò Thung, thác Ồ Ồ, làng cổ Lộc Yên... Tôi sẽ giới thiệu điểm đến hấp dẫn này với gia đình, bạn bè và sẽ tổ chức một chuyến về với Tiên Phước trong thời gian tới”. Qua câu chuyện của mình, bà Trinh cũng góp ý với huyện về giải pháp tăng cường quảng bá sâu rộng hình ảnh, thương hiệu cũng như các đặc sản của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội nhằm tạo sự lan tỏa, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý, cần quan tâm đến cơ chế hỗ trợ, cam kết giữa Nhà nước và nhân dân về  bảo tồn giá trị nhà cổ, làng cổ; quan tâm phục dựng lễ hội truyền thống phục vụ du lịch như lễ hội xứ Tiên với các nội dung ẩm thực, hội thi nét đẹp xứ Tiên…

Tác giả bài viết: PHẠM HOÀNG - NGUYỄN HƯNG

Nguồn tin: baoquangnam.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập155
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại979,794
  • Tổng lượt truy cập91,043,187
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây