Cây gấc là loại cây trồng dễ tính, có khả năng thích nghi rộng, không tốn nhiều công chăm sóc. Vì vậy cây gấc trồng được trên nhiều loại đất. Tuy nhiên trồng gấc trên đất cát pha, đất phù sa rất tốt cho cây gấc vì hai loại đất này có ưu điểm là giàu dinh dưỡng, lại có thể thoát nước nhanh mà đặc tính của cây gấc là không chịu được úng. Bên cạnh đó, quá trình trồng các hộ dân ở đây luôn chú ý thời điểm bón phân, chủ động phòng trừ nấm và nhất là phải làm giàn để dây gấc leo thì cây sẽ cho năng suất, sản lượng cao.
Để đạt năng suất và mang lại giá trị kinh tế cao, người dân trồng gấc đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn giống gấc. Những giống gấc truyền thống thường cho quả bé, nhiều gai, cùi dày thịt ít, chủ yếu để tiêu thụ nhỏ lẻ tại các chợ nội địa. Tuy nhiên, người dân trồng gấc Bắc Giang chủ động chọn các giống gấc lai cao sản của Mỹ, Úc, Canada... Loại gấc này được thị trường xuất khẩu rất ưa chuộng, vì chúng có thể sử dụng làm nguyên liệu trong chế biến thuốc chữa bệnh.
Trong quá trình cây sinh trưởng, phát triển, người trồng thường xuyên thăm vườn, tỉa bớt lá già, lá úa, lá bệnh, tạo độ thoáng mát cho giàn, và cũng chủ động hạn chế sâu bệnh hại gấc.
Hiện nay, cây gấc được trồng nhiều ở huyện Yên Thế với tổng diện tích đạt khoảng 70 ha, tập trung ở các xã: Đồng Kỳ, Hồng Kỳ, An Thượng, Đồng Tâm, Tam Tiến, Đồng Tiến, Canh Nậu, Bố Hạ, Tân Hiệp...
Tuy mới phát triển trên diện rộng và thu hoạch những vụ đầu nhưng năng suất gấc bình quân đã đạt khoảng 10 - 12 tấn quả/ha. Sau khi trừ chi phí, người sản xuất sẽ có thu nhập vào khoảng 80 triệu đồng/ha.
Thực tế phát triển mô hình trồng gấc ở huyện Yên Thế cho thấy, việc chủ động tốt đầu ra cho trái gấc đã góp phần quan trọng giúp người dân yên tâm phát triển loại cây trồng có hiệu quả kinh tế này. Do vậy, đến nay, cây gấc đã được nhiều nông dân Yên Thế đưa vào trồng thay thế các loại cây kém hiệu quả.
Hiện nay thị trường xuất khẩu gấc còn khá rộng mở, giá bán ổn định. Nhiều hộ dân dự định mở rộng hơn nữa diện tích, phát triển mô hình trồng gấc xuất khẩu. Các công ty nước ngoài tìm đến các hộ trồng gấc đặt vấn đề hợp tác để thu mua gấc chín ngày một nhiều hơn. Hiện nay mô hình trồng gấc xuất khẩu đã giúp nhiều hộ dân của tỉnh có thu nhập ổn định, cải thiện đời sống./.
Nguồn tin: ocop.bacgiang.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã