Học tập đạo đức HCM

Đồng Xuân: Phát triển nhiều mô hình sản xuất, thúc đẩy kinh tế tại địa phương

Thứ bảy - 11/04/2020 23:05
Một năm trở lại đây, gia đình bà Phan Thị Xuân Bích trú tại Xóm Khẩu – thị trấn La Hai, đã đưa cây đu đủ vào trồng theo hướng thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao. Khi đến thăm ruộng đu đủ của nhà bà Bích, chúng tôi ngỡ ngàng vì cây đu đủ chỉ cao hơn 1m nhưng trái lại chi chít sát gốc.
Chỉ với 100 cây đu đủ, mỗi năm gia đình bà đã thu về từ 60-80 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư. Sau 7 tháng trồng bà thu hoạch lứa đu đủ đầu tiên, sau khoảng 15-20 ngày lại thu lứa tiếp theo, mỗi năm gia đình bà thu 3 lứa đu đủ. Mỗi cây đu đủ cho từ 30-40 trái, mỗi trái nặng từ 3-4 kg, giá bán thường dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg. Giống bà sử dụng là giống đu đủ lùn Thái Lan, với màu sắc ruột đỏ bắt mắt nên được thị trường ưa chuộng. Theo bà Bích, đu đủ vừa dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh hại mà hiệu quả kinh tế lại cao. Vườn đu đủ chủ yếu được bà bón phân chuồng, bã xác thực vật như vỏ sắn, vỏ đậu phộng nên đu đủ thường có vị ngọt ngon, bà chỉ bón thúc Kali và một lượng nhỏ Ure vào giai đoạn cây con và sau mỗi lứa thu hoạch. Bà Bích cho biết thêm, cây đu đủ dễ trồng nhưng để cây sinh trưởng, phát triển tốt thì không nên trồng với mật độ quá dày, thường xuyên vun gốc để cây dễ thoát nước và xới đất mặt tơi xốp để rễ phát triển tốt, cây dễ hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra cần chú ý phòng trừ các loại rầy gây hại bám vào quả sần sùi làm giảm năng suất.
 
 


         
Mô hình nuôi rắn hổ trâu:
 


Đối với việc nuôi các động vật hoang dã nguy hiểm như rắn vẫn còn khá xa lạ đối với nông dân huyện Đồng Xuân. Tuy nhiên, nhận thấy những năm gần đây nhu cầu thị trường khan hiếm cũng như nắm bắt được thị trường tiêu thụ rắn lớn và ổn định; sau khi tìm tòi và nghiên cứu anh Nguyễn Huy Hoàng tại khu phố Long Thăng - thị trấn La Hai đã quyết định nuôi rắn hổ trâu. Anh đã đi tỉnh Bình Phước mua 60 con giống về nuôi thử nghiệm với giá 380.000 kg/con giống. Tuy mới đưa vào nuôi thử nghiệm nhưng bước đầu đã cho thấy những hiệu quả tích cực như loại rắn này khá dễ nuôi, lại ít bệnh tật, không gây nguy hiểm chết người, thức ăn chủ yếu là ếch và gà con loại thải được anh Hoàng lấy từ các trại gà giống tại Bình Định, một tuần chỉ phải cho rắn ăn 02 lần. Tuy không gây nguy hiểm chết người khi bị cắn, nhưng để đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như các hộ xung quanh, anh xây dựng 12 ô chuồng được chia thành 2 khu, mỗi ô chuồng rộng từ 3- 5 m2, được lót bằng cát hoặc đất khô, xung quanh xây bằng gạch, được khóa cửa cẩn thận và đảm bảo an toàn bằng khóa sắt. Theo anh Hoàng, thị trường đối với các con đặc sản như rắn thường khan hiếm nên anh không lo về vấn đề đầu ra. Cứ với cách làm và chăm sóc như hiện nay, anh dự tính, sau một năm anh có thể bán rắn thương phẩm với giá từ 800.000 – 1.000.000đ/con. Anh cho biết, anh dự định sẽ phát triển đàn rắn để vừa cung cấp rắn thịt vừa cung cấp con giống. Sau khi tích lũy thêm kinh nghiệm trong việc nuôi rắn, anh sẽ nuôi thêm rắn hổ mang để tăng thu nhập cho gia đình. Mô hình nuôi rắn hổ trâu của gia đình anh Hoàng có thể coi là đối tượng nuôi mới và một khi đem lại hiệu quả sẽ là mô hình có nhiều triển vọng để nhân rộng, phát triển, giúp nông dân tăng thu nhập hộ gia đình./.
Trần Thị Thanh Hằng
Trạm Khuyến nông huyện Đồng Xuân

Nguồn tin: sonongnghieppy.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm311
  • Hôm nay50,286
  • Tháng hiện tại846,984
  • Tổng lượt truy cập90,910,377
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây