Cụ thể, theo một điều tra mới đây của Cục BVTV, có đến 40% tỷ lệ người nông dân trồng rau tại các tỉnh sử dụng thuốc BVTV sai cách với nồng độ cao hơn mức cho phép, tỷ lệ nông dân pha trộn 2 – 3 hoạt chất, sản phẩm thuốc BVTV khi phun chiếm 70%.
Ngoài ra, phần lớn nông dân trồng rau hiện nay sử dụng thuốc BVTV từ 2-3 lần/tháng, thậm chí, nhiều nhà vườn còn sử dụng các hoạt chất ngoài danh mục cho phép của ngành trồng trọt khi sản xuất, thâm canh rau, củ, quả.
Ông Lê Văn Thiệt – Phó Chánh văn phòng Cục BVTV phía Nam, cho rằng, trong khi diện tích vùng trồng rau an toàn cả nước tính đến nay vẫn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm tỷ lệ 7,4% tổng diện tích trồng rau trên cả nước trong khi số sản phẩm thuốc BVTV đăng ký sử dụng trên rau có đến gần 700 loại.
Còn theo ông Đào Duy Tâm – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, để đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân phải đủ 4 - 5 loại giấy chứng nhận, từ xét nghiệm mẫu nước, mẫu đất, nơi sản xuất phải nằm trong vùng quy hoạch... Sau đó, phải đáp ứng các vấn đề về điều kiện sơ chế. Cửa hàng bán rau VietGAP, rau an toàn... cũng phải xin phép chứng nhận đủ điều kiện.
“Muốn sản xuất rau an toàn, nông dân phải xin phép khắp nơi, lượng giấy chứng nhận này tương đương với 5–7 giấy phép con trong các ngành khác, trong khi thời hạn hiệu lực của chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP chỉ trong 1 năm, nông dân không thể kham nổi chi phí các chứng nhận này”- ông Tâm nhấn mạnh.
Theo Khải Huyền/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã