Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 26, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo thẩm định và cho ý kiến đối với Dự thảo Luật Chăn nuôi.
Sau khi chỉnh sửa, Dự thảo Luật mới gồm 6 chương 80 điều, giảm 2 chương, tăng 15 điều so với Dự thảo Luật mà Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp 5.
Đáng quan tâm, Dự thảo đã luật hóa những quy định về thức ăn chăn nuôi tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được kiểm nghiệm trong thực tế.
Để bảo đảm ATTP, quản lý hiệu quả chất lượng thức ăn chăn nuôi, Dự thảo Luật quy định thức ăn thương mại phải có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; được sản xuất tại cơ sở đủ điều kiện; phải được công bố sản phẩm trên Cổng thông tin của Bộ NN&PTNT.
Dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định quản lý đối với từng loại thức ăn chăn nuôi: đậm đặc, hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, theo tập quán và nguyên liệu đơn; bổ sung quy định về sử dụng phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp hoặc thực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho người sang làm nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Đồng thời, quy định cụ thể nội dung kiểm tra, cơ quan kiểm tra, chế độ kiểm tra và cách thức xử lý kết quả kiểm tra trong Dự thảo Luật để bảo đảm ATTP và thực hiện việc kiểm tra một cách thống nhất, tránh tùy tiện trong hoạt động kiểm tra.
Theo Dự thảo, chỉ được phép sử dụng kháng sinh thuộc Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam (Ảnh: TTXVN) |
Dự thảo cũng tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, chỉnh sửa quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh, theo đó, chỉ được phép sử dụng kháng sinh thuộc Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; nghiêm cấm “sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam”; “sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng”;
Đồng thời, chỉ được sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non khi có kê đơn của bác sỹ thú y.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng Dự thảo Luật chưa đề cập đến việc xử lý dịch bệnh, dập dịch, các chính sách hỗ trợ khi xảy ra dịch. Khi xảy ra dịch bệnh đâu là trách nhiệm nhà nước, đâu là trách nhiệm của địa phương cũng cần phải được phân định rõ và cụ thể trong luật.
Đối với xử lý chất thải trong chăn nuôi, qua thông tin của Bộ NN - PTNT cho thấy, nước ta đang có 84,5 triệu tấn thải rắn và 50 triệu m3 thải lỏng từ chăn nuôi thải ra môi trường. Tính đến tháng 7.2017, chỉ có 60% lượng chất thải được xử lý, 40% còn lại thải trực tiếp ra môi trường.
Tuy nhiên, trong Dự thảo luật, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng, quy định về xử lý chất thải chăn nuôi còn quá ít và chưa rõ ràng. Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đề nghị cần quy định chi tiết cụ thể hơn nữa về xử lý thất thải trong chăn nuôi.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện dự luật và tiếp tục xin ý kiến đại biểu Quốc hội./.
Theo H.L/phapluatxahoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã