Chiều 3.10 tại TP.Cần Thơ, Bộ KH&CN phối hợp với Bộ NNPTNN tổ chức hội thảo quốc tế: "Công nghệ và giải pháp nâng cao giá trị ngành phụ phẩm tôm Việt Nam".
Phụ phẩm tôm (Ảnh: Internet)
Theo báo cáo tại hội thảo, phụ phẩm tôm là những phần bỏ đi trong quán trình chế biến tôm công nghiệp, bao gồm phần đầu, vỏ, gan, tuỵ,...Loại phụ phẩm này hiện đang là nổi ám ảnh của nhiều cơ sở chế biến tôm nói riêng và chế biến thuỷ sản nói chung do bị phân huỷ tự nhiên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng để chế biến thì đây là một nguồn nguyên liệu quý, là một "mỏ vàng" cho ngành chế biến.
Năm 2017, sản lượng tôm của Việt Nam đạt 723.800 tấn, trong đó có trên 230.000 tấn phụ phẩm. Dự kiến, đến năm 2025, phụ phẩm tôm sẽ tăng lên 60%. Ngoài chế biến ra được chất kháng khuẩn, chất động máu, chất dẻo, chất kích thích sinh trưởng,...phụ phẩm tôm có thể chế biến thành kem chống khô da (lĩnh vực mỹ phẩm).
Ông Nguyễn Văn Dũng - Nguyên trưởng phòng Phát triển thị trường Cục chế biến và Phát triển thị trưởng nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết: "Phụ phẩm tôm chiếm tỷ trọng bình quân ở mức 35-45% khối lượng cơ thể tôm (tuỳ theo loại tôm). Với sản lượng tôm đạt được trong thời gian qua ở Việt Nam, chứng tỏ phụ phẩm tôm có khối lượng rất lớn".
Trong phần phát biểu tham luận của mình, PGS. TS Trang Sỹ Trung - Hiệu trưởng Trường Đại học Nha Trang nói: "Có thời gian dài phụ phẩm tôm được người dân gọi là phế liệu, bán rất rẻ cho công ty thức ăn gia xúc. Hiện nay, nó là tài nguyên chứ không phải là phế liệu nữa".
Ông Trần Văn Tùng - Thứ trưởng Bộ KH&CN nhấn mạnh: "Chế biến phụ phẩm tôm là một trong những lĩnh vực cần được quan tâm vì giúp giảm ô nhiễm môi trường trong hoạt động chế biến tôm, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mới có ứng dụng quan trọng trong đời sống xã hội".
Thảo luận tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, ngành phụ phẩm còn rất mới nên cần các cơ quan chức năng có sự hỗ trợ bước đầu để xây dựng mô hình kiểu mẫu. Đồng thời, cần có những hỗ trợ cho việc phát triển công nghệ chế biến, phát triển thị trường cũng như xây dựng những cơ chế, chính sách ngày càng phù hợp hơn để hỗ trợ phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này.
Theo Huỳnh Xây (danviet.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã