Học tập đạo đức HCM

Cấm nhập lúa mì chứa cỏ Cirsium arvense: "Cứ sợ là cấm thì dễ quá"

Chủ nhật - 07/10/2018 09:41
Tại tọa đàm "Lúa mì và chuyện nhập khẩu của doanh nghiệp Việt", chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng chia sẻ với các doanh nghiệp, người lao động trước thông tin những lô hàng lúa mì chứa cỏ Cirsium arvense có nguy cơ bị tái xuất, ngưng nhập.

Cụ thể, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng thông tin: Cỏ Cirsium arvense có chứa một chút độc tố nhưng không đáng kể. Loại cỏ này mọc khắp nước Nga từ nhiều năm nay. Có những nơi xen lẫn với cây lúa mì. Khi thu hoạch lúa mì người ta sẽ gặt luôn cả cỏ này.

"Chúng ta cứ đưa ra nguy cơ này nọ nhưng tôi thấy ngay các nước láng giềng của ta như Thái Lan, Indonesia... họ đâu có cấm lúa mì lẫn cỏ này. Tôi cũng chưa thấy cỏ này mọc tại Việt Nam, gây tác hại gì cả. Chưa kể, lúa mì nhập vào nước ta, xay ra bột, làm thực phẩm tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi thì nguy cơ cỏ này có thể lây lan lại cực thấp" - chuyên gia Nguyễn Lân Hùng.

 cam nhap lua mi chua co cirsium arvense: 'cu so la cam thi de qua' hinh anh 1

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng tại tọa đàm. Ảnh: Đàm Duy

"Nhiều khi chúng ta cứ trầm trọng hóa vấn đề lên. Làm sao nâng cao năng lực giám sát, quản lý mà chưa cần phải cấm mới là ý nghĩa, chứ cứ lo sợ là cấm thì dễ quá" - ông Nguyễn Lân Hùng nói.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cũng kiến nghị Cục Bảo vệ thực vật nên cho doanh nghiệp thêm thời gian bởi để thay đổi bạn hàng, đối tác đã gắn bó hàng chục năm với doanh nghiệp không dễ. 

"Làm sao vừa quản lý tốt, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động đó mới là nhà quản lý giỏi" - ông Nguyễn Lân Hùng.

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 8 tháng đầu năm 2018 là Nga, chiếm 53% thị phần; Australia chiếm 25%, Canada chiếm 9%, Mỹ chiếm 4% và Brazil chiếm 2%.
Theo Lam Giang (danviet.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay32,540
  • Tháng hiện tại1,116,811
  • Tổng lượt truy cập94,644,365
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây