Với 40 năm gắn bó với ngành nông nghiệp, TS Trần Duy Khanh cho rằng tọa đàm mà Báo NTNN/Dân Việt là “rất cần thiết, là cơ hội để các nhà quản lý, chuyên gia - nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân có dịp ngồi và chia sẻ cùng nhau”.
Theo TS Trần Duy Khanh, 7 tháng đầu năm 2018, khối lượng và giá trị lúa mì nhập khẩu là 3,13 triệu tấn, tương ứng 743 triệu USD, tăng 2,2% về khối lượng và tăng 16,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Những nguồn cung cấp lúa mì lớn cho Việt Nam là Mỹ, Nga, Úc, Canada...
TS Trần Duy Khanh
Không những phục vụ sinh hoạt, lúa mì làm thức ăn chăn nuôi còn ngày một trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng do giá cạnh tranh so với ngô.
Ngoài nhập khẩu lúa mì để tiêu thụ trong thị trường nội địa, chúng ta xuất trở lại vào các nước trong khu vực ASEAN dưới dạng bột mì cho giá trị tốt.
Liên quan tới thông tin cỏ “cirsium arvense” có trong lúa mì nhập khẩu và sắp tới, những lô vật thể lúa mì có chứa loại cỏ này có thể bắt buộc phải tái xuất, TS Trần Duy Khanh thông tin: Cirsium arvense hay còn gọi là cây kế đồng. Đây là một loài cỏ dại, cạnh tranh dinh dưỡng với một số cây trồng khác. Là một loài thực vật thuộc chi Cirsium trong họ Cúc, có chiều cao 30-100 cm.
“Theo như QCVN 01 - 163: 2014/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình giám định cây kê đồng (Cirsium arvense (L.) Scop.) là dịch hại kiểm dịch thực vật.
“Việc bắt buộc các đơn vị phải tái xuất ngay những lô vật thể chứa loại cây này phải cân nhắc từng trường hợp. Nếu là lô hạt giống có lẫn hạt cây kế đồng thì biện pháp bắt buộc trả lại nơi xuất xứ, tôi đồng ý. Nhưng nếu là là hạt cây kế đồng lẫn trong hạt lúa mỳ nhập khẩu thuộc lô hàng dùng để sản xuất thức ăn gia súc hay nghiền thành bột mì thì phải xử lý thật linh hoạt” - TS Trần Duy Khanh nói.
“Hiện tại, làm gì có quy định nào rõ là “lô lúa mì làm hạt giống hay lô lúa mỳ dùng sản xuất thức ăn trong khi hiện nay, chúng ta nhập khẩu lúa mì để làm nguyên liệu chứ không trồng lúa mì” - TS Trần Duy Khanh.
TS Trần Duy Khanh khuyến nghị: “Những lô hàng lúa mỳ có lẫn một số hạt cây kế đồng dùng để chế biến sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc sản xuất bột mỳ, chỉ cần tăng năng lực giám sát, giám sát chặt quá trình chế biến là ổn. Tóm lại, cùng một lô hàng, nhưng mục đích sử dụng khác nhau, phải có cách xử lý khác nhau. Không nên khiên cưỡng, cứng nhắc mà gây thiệt hại cho doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Chiều ngày 5.10, NTNN/Dân Việt tổ chức Tọa đàm “Lúa mì và chuyện nhập khẩu của doanh nghiệp Việt” với sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp... Mọi chi tiết xin liên hệ: Nhà báo Trần Ngọc Lam Giang (Trần Ngọc Thọ) - Điện thoại 0906.103.135; Email: ngocthopv@gmail.com |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã