Kỹ thuật SRI đã được triển khai qua bốn vụ lúa, tại ba huyện: Cầu Ngang, Cầu Kè và Tiểu Cần. Có 43 hộ nông dân tham gia canh tác trên diện tích 23,3ha.
Theo ghi chép của những nông dân tham gia mô hình SRI, chi phí đầu tư sản xuất lúa theo SRI là 15,810 triệu đồng/ha, thấp hơn gần bốn triệu đồng/ha so với truyền thống.
Trong khi năng suất lúa ngoài mô hình chỉ đạt 6,5 tấn/ha, thì năng suất lúa ở mô hình SRI là 7,35 tấn/ha (tăng 0,8 tấn/ha). Từ đó giảm giá thành sản xuất so với truyền thống là 856 đồng/kg lúa (mô hình SRI: 2.178 đồng/kg, ngoài mô hình SRI: 3.034 đồng/kg).
Sản xuất lúa theo kỹ thuật SRI còn có ưu thế nổi trội là thích ứng tốt trước tình hình biến đổi khí hậu. Nông dân triển khai thực hiện tại những vùng khắc nghiệt, khó canh tác (nước mặn, khô hạn…) vẫn cho kết quả ổn định.
Kỹ thuật SRI còn góp phần làm giảm tác động và ô nhiễm môi trường do giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, nước tưới...
Theo nhandan.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã