Học tập đạo đức HCM

Lò sấy lúa "hốt bạc"

Thứ ba - 10/02/2015 01:58
Để đảm bảo hạt gạo đạt yêu cầu chất lượng xuất khẩu, nhiều nông dân ĐBSCL chọn biện pháp sấy lúa thay thế dần tập quán trước đây là phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Mấy năm gần đây do nhu cầu phơi sấy lúa rất cao nên các lò sấy hoạt động mạnh, giúp hàng trăm hộ làm dịch vụ sấy thuê đều ăn nên làm ra. Ông Trần Văn Lụa, chủ cơ sở lò sấy lúa ở xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết, từ khi vào vụ lúa ĐX đến nay 5 lò sấy của ông có công suất từ 25 - 30 tấn/lò hoạt động ngày đêm không nghỉ mà vẫn sấy không kịp cho khách. Song họ vẫn kiên trì xếp hàng chờ. “Tôi sấy lúa đúng kỹ thuật như hướng dẫn của cơ sở lắp ráp lò sấy lúa Năm Nhã nên lúa đạt ẩm độ đúng yêu cầu, thương lái xay gạo đạt tiêu chuẩn nên tin tưởng chọn mình, không bỏ đi nơi khác”, ông Lụa nói. Còn tại lò sấy lúa của ông Võ Văn Hưởng (Tư Hưởng) ở ấp Mỹ Thị B, xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cũng đang trong tình trạng quá tải. Ghe lúa neo đậu dưới sông vẫn không giảm. Hễ ghe này vừa xuất bến thì ghe khác lại vào. Lúa lên, lúa xuống hối hả cả ngày và đêm. “Mặc dù đã tăng công suất tối đa cho hệ thống 9 lò sấy, nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thậm chí, thấy khách hàng đợi lâu chúng tôi kêu đi nơi khác sấy nhưng họ nằng nặc đòi”, ông Hưởng chia sẻ. Anh Lê Văn Hùng, thương lái lúa ở huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cho biết: “Hơn 3 năm nay tôi đi mua lúa khắp nơi rồi đem đến lò sấy của ông Tư Hưởng thuê sấy. Lúa đạt chất lượng cao, gạo ít bị gẫy, ẩm độ tốt. Hiện tại, tiền công sấy các giống lúa thông thường như IR 50404 là 150.000 đồng/tấn; các giống lúa thơm hạt dài 170.000 - 180.000 đồng/tấn". Ông Dương Thái Minh ở xã Phong Phú, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) vừa bỏ gần 300 triệu đồng mua lò sấy lúa với công suất 30 tấn/mẻ do DNTN Năm Nhã ở An Giang lắp ráp. Giá dịch vụ sấy lúa thuê từ 150.000 - 180.000 đồng/tấn vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu Khách hàng đến với lò sấy cải tiến Năm Nhã không chỉ vì giá rẻ mà còn vì thương hiệu, chất lượng và uy tín. Không dừng lại ở đó, mới đây DN này còn chế tạo lò sấy mô hình mini nhỏ nhất ở Việt Nam, có đầy đủ tính năng hoạt động với công suất 5 kg/mẻ, đã đạt giải Nhất hội thi Nhà nông sáng chế toàn quốc 2014. Ông Minh cho biết: "Vụ lúa ĐX này là vụ thứ hai lò sấy của tôi đi vào hoạt động, mang lại hiệu quả rất cao. Ưu điểm lớn nhất của lò là sử dụng công nghệ thay đổi nhiệt độ trong suốt quá trình sấy nhằm điều chỉnh chế độ bốc hơi nước theo ý muốn. Do đó lúa sấy không cần phải cào hay đảo nhưng độ ẩm của hạt vẫn đảm bảo yêu cầu đặt ra. Độ ẩm chênh lệch không quá 1%; chi phí nhiên liệu thấp, 30 kg trấu/giờ. Năng suất sấy 50 tấn/mẻ trong thời gian 16 - 18 tiếng, đạt độ ẩm dưới 14% đối với lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Hạt lúa sau khi sấy không rạn nứt, không có mùi khói lò, không lẫn tro bụi, màu sáng, tỷ lệ thu hồi gạo nguyên cao". Cũng theo ông Dương Thái Minh, hiện tại máy sấy đang hoạt động rất tốt, lợi nhuận thu được, sau khi trừ tất cả các chi phí, khấu hao là 50.000 đồng/tấn. Gần 1 tháng nay đã sấy được hơn 200 tấn lúa. Dự kiến sau khoảng 24 tháng thì hệ thống lò sấy của ông có thể thu hồi được vốn đầu tư. Ông Dương Xuân Quả, chủ DNTN Năm Nhã chuyên lắp ráp lò sấy lúa ở An Giang, cho biết: "Nhiều cơ sở xay xát lúa gạo đã bỏ tiền đầu tư trang bị máy sấy lúa Năm Nhã. Họ nắm bắt được công nghệ sấy và biết cách vận hành máy sấy đúng cách, độ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên trong khâu xay xát tăng thêm từ 3 - 5% so với lúa khô được thu mua bên ngoài. Ngoài ra, các cơ sở có thể sử dụng một phần trấu từ nhà máy để sấy lúa cũng giúp tăng thêm lợi nhuận". Được biết, lò sấy cải tiến không trở mẻ của DNTN Năm Nhã được bà con nông dân và các nhà máy xay xát tin tưởng, đầu tư lắp đặt ngày càng nhiều. Từ năm 2004 đến nay, DN đã SX trên 2.200 lò sấy cố định lớn nhỏ, bán với giá từ 80 - 280 triệu đồng/lò, trong đó có gần 100 lò xuất sang Campuchia và 20 lò sấy nổi lưu động, đảm bảo độ bền từ 7-8 năm.

 
NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập209
  • Hôm nay78,865
  • Tháng hiện tại1,271,459
  • Tổng lượt truy cập94,799,013
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây