Ba nội dung nói trên sẽ được ngành nông nghiệp tập trung đột phá từ năm 2015.
Liên kết phát triển nhanh
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, đến nay, trong ngành chăn nuôi đã hình thành nhiều hình thức liên kết theo chuỗi. Trước hết là mô hình chăn nuôi gia công theo 3 cấp độ khác nhau.
Ở cấp độ 1, người dân có điều kiện đất đai, vốn nhưng không có khả năng tổ chức chăn nuôi, thì xây dựng chuồng trại theo thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của DN và cho DN thuê trại.
Ở cấp độ 2, người chăn nuôi đầu tư xây dựng chuồng trại theo thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của DN và nhận nuôi gia công cho DN theo định mức kinh tế, kỹ thuật trong hợp đồng. Người chăn nuôi được hưởng công, thưởng theo cam kết và được khấu trừ chuồng trại, trang thiết bị vật tư. Đây là hình thức gia công đang được áp dụng phổ biến và được nhiều DN lựa chọn.
Cấp độ 3 là người chăn nuôi đầu tư chuồng trại theo thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của DN, mua lại các vật tư đầu vào của DN, bán lại sản phẩm cho DN theo một mặt bằng giá ổn định mà ở đó người chăn nuôi đã có lợi nhuận và được thưởng thêm nếu vượt các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật. Hình thức này đang được áp dụng đối với nuôi gà để trứng thương phẩm và mới chỉ có 1 số DN áp dụng.
Nhiều DN nhỏ và vừa đang liên kết với nhau để SX và cung ứng 1 sản phẩm ra thị trường. Hình thức này giúp cho các DN khắc phục được những hạn chế của DN về vốn, thị trường, năng lực quản trị. Điển hình của hình thức liên kết này là sự liên kết giữa Cty Thaiway với 4 DN và trại chăn nuôi nhằm cung ứng thực phẩm cho thị trường Hà Nội, chuỗi thực phẩm hữu cơ Victory Asean...
Hình thức liên kết thứ 3 là giữa các DN giết mổ, chế biến, kinh doanh thực phẩm với các DN, HTX, hộ chăn nuôi. Hình thức này đã xuất hiện trên nhiều địa bàn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. HCM, với sự tham gia của các DN như Vinamilk, Vissan, Ba Huân, Sữa Mộc Châu, Sữa Quốc Tế, Trứng gà Tiên Viên...
Nhiều người chăn nuôi đang tham gia vào các mô hình liên kết như mô hình HTX; mô hình liên kết theo các nhóm hộ, tổ hợp tác, CLB, hội, hiệp hội.
Ông Nguyễn Xuân Dương khẳng định, ở Việt Nam, liên kết SX chăn nuôi theo chuỗi mới hình thành và phát triển nhưng đã chứng minh được rằng DN nào tổ chức SX, kinh doanh theo chuỗi khép kín từ SX đến tiêu thụ sản phẩm, đều là DN phát triển hiệu quả và bền vững.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho biết liên kết theo chuỗi trong chăn nuôi đang phát triển nhanh. Năm 2013, giá trị từ các hình thức liên kết chiếm 12,6% tổng giá trị của cả ngành chăn nuôi.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám: Liên kết chăn nuôi, quản lý lợn đực giống và TĂCN là 3 nội dung quan trọng, mang tính đột phá trong tái cơ cấu ngàn chăn nuôi. Vì vậy, bắt đầu từ 1/1/2015, Bộ NN-PTNT sẽ đẩy triển khai đồng loạt việc thực hiện cả 3 vấn đề này trên phạm vi cả nước. Cục Chăn nuôi và Sở NN-PTNT các tỉnh, TP cần tiến hành rà soát, tổng kết các mô hình liên kết có hiệu quả trong chăn nuôi và phổ biến rộng rãi. Đặc biệt, cần phải nhận diện đúng vai trò của DN, vì nếu không có DN thì không thể có liên kết chuỗi. Địa phương nào chưa quan tâm, có chính sách thu hút DN thì không thể có được các liên kết SX chăn nuôi theo chuỗi. |
Trong năm nay, tỷ lệ này đã tăng lên là 18%. Nhưng so với tổng giá trị ngành chăn nuôi, giá trị từ các mô hình liên kết vẫn còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, nhất là khi so sánh với ngành chăn nuôi ở nhiều nước khác: Ở Mỹ, sản lượng lợn xuất chuồng là gần 11 triệu tấn, đều thuộc về 10 chuỗi liên kết giá trị; 100% sản phẩm chăn nuôi ở Nhật Bản, 70% sản phẩm chăn nuôi ở Thái Lan đều xuất phát từ các chuỗi liên kết SX... Do đó, tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi liên kết theo chuỗi GTGT vẫn còn rất lớn.
Giống, TĂCN còn nhiều nỗi lo
Trong năm nay, Bộ NN-PTNT đã quyết định chấn chỉnh lại việc quản lý lợn đực giống và chất lượng TĂCN. Việc quản lý lợn đực giống được tiến hành thí điểm ở 4 tỉnh là Nam Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định và Phú Thọ.
Kết quả bước đầu là các tỉnh đã thống kê, phân loại được chất lượng lợn đực giống, thống kê số lợn đực giống đảm bảo chất lượng có thể đeo thẻ tai để theo dõi, quản lý…
Nhưng đợt thống kê thí điểm cũng cho thấy nhiều vấn đề đáng lo ngại. Trước hết là tỷ lệ lợn đựa giống SX tinh để thụ tinh nhân tạo còn thấp.
Chẳng hạn, ở Nam Định, trong tổng số 985 con lợn đực giống trên địa bàn thì chỉ có 120 con SX tinh để thụ tinh nhân tạo (chiếm 12,2% tổng đàn), còn lại là lợn đực phối giống trực tiếp. Ở Phú Thọ, tỷ lệ lợn đực giống SX tinh là 10,5%; ở Bình Định là 25%. Khá nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu thì được 64,7%.
Kết quả kiểm tra trọng điểm TĂCN tại 6 tỉnh cũng cho thấy tình trạng vi phạm về chất lượng, ATTP trong SX TĂCN vẫn còn nhiều.
Cụ thể: trong 329 mẫu thức ăn kiểm tra về chất lượng, có 38 mẫu vi phạm; 250 mẫu kiểm tra chất cấm, có 13 mẫu vi phạm; trong 311 mẫu nước tiểu, có 12 mẫu vi phạm về chất cấm; trong 300 mẫu thịt, gan, thận được lấy để kiểm tra kháng sinh, có 53 mẫu vi phạm. Còn trong 10 tháng đầu năm nay, Cục Chăn nuôi đã lấy 20 mẫu TĂCN để kiểm tra thì có 21 mẫu vi phạm…
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, qua kiểm tra trọng điểm đã phát hiện ra nhiều đối tượng và mánh khóe tinh vi của việc kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trong đó có cả DN, thương lái và người chăn nuôi. Đã xuất hiện dấu hiệu một số DN sản xuất TĂCN theo đơn đặt hàng của đại lý phân phối hoặc người chăn nuôi. Hình thức này đang chứa đựng nguy cơ cao của các vi phạm về chất cấm, kháng sinh.