Hiện nay, EMS vẫn đang hoành hành tại các vùng nuôi tôm của Thái Lan khiến các nhà nhập khẩu tôm chân trắng của EU gặp nhiều khó khăn do giá tôm tăng mạnh. Thực tế, giá tôm Thái Lan đã “nhảy vọt” từ mức 4,7 USD/kg lên 6,6 USD/kg trong tháng 12/2012. Trong thời gian tới, nếu giá tôm Thái Lan tiếp tục tăng, các nhà nhập khẩu tôm EU sẽ thua lỗ nặng.
Thời điểm này, giá tôm nguyên liệu tại Thái Lan cũng đang tăng cao nhưng nguồn nguyên liệu thiếu ổn định nên khách hàng đặt mua tôm nguyên liệu để phục vụ nhu cầu tiêu thụ mùa hè sắp đến sẽ gặp rắc rối. Đối với khách hàng đã ký hợp đồng mua tôm Thái Lan với giá cao buộc phải tăng giá bán trên thị trường tiêu thụ. Do đó, bắt buộc họ phải giảm lượng nhập khẩu cũng như giảm các chính sách ưu đãi đối với sản phẩm tôm chân trắng Thái Lan.
Giá tôm tăng cao không chỉ khiến các nhà nhập khẩu EU lo ngại mà các nhà nhập khẩu ở Hoa Kỳ và Canada cũng đang tìm giải pháp đối phó với tình trạng này. Tìm sản phẩm khác thay thế là giải pháp bắt buộc phải lựa chọn nếu giá tôm Thái Lan vẫn ở mức cao hay tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Mấy năm qua, sản lượng tôm của Thái Lan giảm dần, phần lớn do dịch bệnh. Năm 2010, nước này sản xuất khoảng 650.000 tấn tôm nguyên con. Đến năm 2012, sản lượng giảm xuống còn 450.000 - 500.000 tấn. Theo ước tính, năm nay, sản lượng tôm của Thái Lan chỉ đạt khoảng 400.000 tấn. Nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện có lẽ sản lượng chỉ đạt 300.000 tấn.
Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với dịch bệnh trên tôm nuôi nhưng ở mức nhẹ hơn. Nhiều khả năng, giá tôm từ nguồn cung châu Á cũng sẽ tăng. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tiến thêm bước nữa trong việc xác định nguyên nhân gây dịch bệnh và cho rằng vi khuẩn là tác nhân gây bệnh cho tôm, ngay từ tôm bố mẹ.
Tình hình sản xuất tôm của Thái Lan chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới giá tôm của các nước sản xuất khác. Một doanh nghiệp nhập khẩu tôm Trung Quốc cho biết, giá tôm Trung Quốc cũng đang tăng.
Giá tôm thế giới tăng do nguồn cung khan hiếm có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến tôm Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều vùng nuôi tôm trong nước đang đối diện với dịch bệnh nên nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến có thể xảy ra.
Thành Công (kinhtenongthon.com.vn)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã