Học tập đạo đức HCM

Khoai lang siêu năng suất - Tin vui cho ngành chăn nuôi

Thứ ba - 07/05/2013 06:22

Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 25/1/2013 đưa tin: Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Nông Lâm nghiệp Thành Tây (Trường ĐH Thành Tây, Hà Nội) công bố kết quả khảo nghiệm thành công tại tỉnh Hòa Bình hai giống khoai lang cho năng suất “khủng”.

Đó là giống Hà Nam Vương và giống Quảng Đông 1, các giống này mới du nhập vào Việt Nam hồi tháng 7 năm 2012. Tại các diện tích trồng thử nghiệm vụ đầu tiên ở xã Cư Yên (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) đã thấy:

- Khoai Hà Nam Vương mỗi gốc cho từ 4-6 củ, gốc nhiều có thể cho 10-12 củ; khối lượng củ trung bình từ 400-500g/củ, tối đa lên tới 1,45kg/củ; khối lượng củ trung bình/gốc từ 2-2,5kg. Như vậy, với mật độ trồng từ 35-40 nghìn gốc/ha, nếu trồng đạt yêu cầu kỹ thuật, giống khoai lang Hà Nam Vương có khả năng cho năng suất thực tế từ 75-80 tấn/ha, năng suất tiềm năng có thể tới 130 tấn/ha.

- Khoai Quảng Đông 1 mỗi gốc cho 5 củ, gốc nhiều có 8-10 củ, khối lượng củ trung bình 300-400g, khối lượng củ tối đa lên tới 1,1kg; khối lượng củ trung bình/gốc đạt 0,8kg. Về lí thuyết, với mật độ trồng từ 35-40 nghìn gốc/ha, giống có khả năng cho năng suất thực tế 30-35 tấn/ha, năng suất tiềm năng có thể lên tới 40-50 tấn/ha.

So với năng suất của các giống khoai lang địa phương hiện nay ở vùng đồng bằng sông Hồng khoảng từ 7-9 tấn/ha, giống khoai lang Hà Nam Vương có khả năng cho năng suất cao gấp 8-10 lần, còn giống Quảng Đông 1 cho năng suất cao gấp 4-5 lần.

Giống Hà Nam Vương là giống khoai lang trắng, hàm lượng tinh bột cao (28%), chủ yếu dùng để chế biến tinh bột, còn giống Quảng Đông 1 là giống khoai ruột vàng, củ dẻo, thích hợp với thực phẩm cung cấp năng lượng và bổ sung tiền vitamin A cho người và động vật nuôi.

Được biết, Mozambique, một nước nghèo ở châu Phi, người ta kiểm soát bệnh truyền nhiễm và tỷ lệ tử vong của trẻ nhỏ bằng chương trình vận động các hộ nông dân trồng khoai lang ruột vàng và cho trẻ ăn khoai này. Kết quả là sau 2 năm thực hiện chương trình, diện tích trồng khoai lang ruột vàng của mỗi hộ tham gia chương trình đã tăng từ 33m2 lên 359m2 và hàm lượng vitamin A trẻ tiêu thụ hàng ngày đã tăng lên hơn 7 lần, hàm lượng vitamin A huyết thanh cũng tăng lên (tăng 0,100micromol/lit), nhờ vậy sức đề kháng của trẻ được tăng cường, bệnh truyền nhiễm và tỷ lệ chết của trẻ giảm đi.

Những thông tin trên là tin vui không những cho ngành chế biến tinh bột mà cũng là tin vui cho ngành chăn nuôi của Việt Nam. Diện tích trồng khoai lang của Việt Nam ước khoảng trên 20 vạn ha với sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,6-1,7 triệu tấn. Cũng với diện tích này, nếu giống khoai lang Hà Nam Vương được đưa vào chỉ với tỷ lệ 50% tổng diện tích khoai lang hiện có thì sản lượng khoai hàng năm có thể tăng lên 9-10 triệu tấn.

Theo Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (dẫn theo Peter, 2004) thì Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về sản lượng khoai lang; ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam khoảng 70-80% sản luợng khoai lang sản xuất ra được dùng cho chăn nuôi lợn, phần còn lại được tiêu thụ tại gia đình hoặc bán ở chợ.

 Như vậy, giống khoai lang mới mở ra triển vọng rất to lớn cho việc tăng sản lượng thức ăn cho chăn nuôi, giảm sức ép sử dụng ngũ cốc như ngô, mì, từ đó tạo cơ hội giảm mạnh giá thành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ.

Cần nói thêm rằng khoai lang là sản phẩm trồng trọt được dùng phổ biến cho chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Uganda, Papua New Guinea, Indonesia. Trung Quốc là nước có sản lượng khoai lang lớn nhất thế giới và có tới 40% sản lượng khoai dùng vào chăn nuôi lợn.

Khoai lang củ tuy nghèo protein (khoai lang tươi có 1,6% protein, khoai lang khô có 5-6% protein, cứ 3,5kg khoai tươi cho 1kg khoai khô), nhưng giầu tinh bột cho nên là nguồn năng lượng quan trọng trong khẩu phần của lợn. Cứ 1kg khoai khô có khoảng 3.300kcal ME, cao hơn năng lượng của một 1kg thóc tẻ (bảng 1).

Tinh bột của khoai lang có nhược điểm là kháng lại với sự thủy phân của enzyme amylase, một enzyme phân giải tinh bột. Tuy nhiên khi nấu chín thì khắc phục được nhược điểm này: tỷ lệ tinh bột có thể thủy phân được tăng từ 4% lên 55% (Cerning-Beroard & Le Dividich, 1976, dẫn theo Dominguez).

 Khoai lang cũng chứa một chất kháng dinh dưỡng, đó là chất kháng lại enzyme trypsin, một enzyme tiêu hóa protein. Tuy nhiên nếu khoai được nấu chín thì chất kháng dinh dưỡng này cũng bị phân hủy. Để tăng khả năng thủy phân tinh bột cũng như loại bỏ chất kháng dinh dưỡng của khoai lang củ, ngoài nấu chín, người ta còn có thể thái lát phơi khô hay nghiền và tạo thành bột khô. Cũng có một phương pháp chế biến đơn giản khác là ủ chua (xem cuối bài).

Bảng 1: Thành phần hoá học của khoa lang tươi và khô*

 

Thành phần hóa học

Củ khoai lang tươi

Khoai lang khô

(3,5kg tuơi cho 1kg khô)

Thóc tẻ

Chất khô (%)

ME kcal/kg/lợn

Protein (%)

Chất béo (%)

Carbohydrate (%)

Xơ thô (g)

Canxi (g)

Photpho (g)

Hàm lượng vi khoáng**

Sắt (mg)

Kẽm (mg)

Đồng (mg)

Mangan (mg)

Selen (mcg)

 

30,54

1123

1,54

0,33

27,04

0,88

0,03

0,07

 

0,61

0,30

0,15

0,26

0,60

88,0

3294

4,51

0,96

79,3

2,58

0,11

0,20

 

2,31

0,88

0,44

0,76

1,76

88,91

2636

7,56

1,73

63,54

11,99

0,30

0,27

 

4,31

1,09

0,22

1,09

15,1

 

 (* Nguồn: Lã Văn Kính, 2003                ** http://en.wikipedia.org/wiki/Sweet_potato)

Bù đắp lại sự thiếu hụt protein trong củ, dây lá khoai lang lại là nguồn protein quan trọng. Một kg dây lá khoai tươi có 27g protein còn 1kg dây lá khô có tới 150g protein (cứ 6 kg dây lá tươi cho 1kg bột dây lá khô).

Ngoài protein, các axit amin của dây lá khoai cũng rất phong phú, riêng hàm lượng lysine lên tới 6,3g/100g protein, hàm lượng lysine này còn cao hơn của hạt đỗ tương (5,6g/100g protein). Dây lá khoai còn giầu carotene, một nguồn quan trọng của vitamin A cho động vật nuôi và giầu xantophyll, nguồn sắc chất quan trọng để tạo mầu lòng đỏ trứng và màu da gà.

Các nghiên cứu tại nước ta và nhiều nước trên thế giới cho thấy khoai lang củ và dây lá khoai lang hoàn toàn có thể thay thế ngô hay các hạt cốc khác trong chăn nuôi lợn hay gà.

Một nghiên cứu trên lợn nuôi thịt thực hiện tại Tổ hợp Nghiên cứu ICAR, Umiam, Megghalaya, Ấn Độ cho biết với khẩu phần 60% hỗn hợp thức ăn tinh (24% protein) và 40% khoai lang nấu chín, hay khẩu phần 40% hỗn hợp thức ăn tinh (34% protein) và 60% khoai lang nấu chín, lợn đã cho tăng trọng và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR: kg TA/kg tăng trọng ) tốt hơn là khẩu phần hỗn hợp thức ăn tinh không chứa khoai lang nấu chín (bảng 2).

Với khoai lang nấu chín, nếu khẩu phần được cân đối bằng những nguồn protein tốt như khô đỗ tương hay nấm men thì tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn hoàn toàn có thể cải thiện khi hàm lượng protein của khoai lang trong khẩu phần cao đến mức 30-40% (bảng 3).

Bảng 2: Năng suất lợn thịt cho ăn khoai lang nấu chín

(Giống Hampshire x Giống địa phương, thể trọng đầu thí nghiệm 19,4kg, thời gian thí nghiệm 50 ngày)

 

 

Tăng trọng (g/ngày)

FCR

100% CK* cung cấp từ TAHH tinh (16% protein), không khoai lang

60% CK cung cấp từ TAHH** tinh (24% protein) và 40% CK từ khoai lang nấu chín

40% CK cung cấp từ TAHH tinh (34% protein) và 60% CK từ khoai lang nấu chín

 

385

430

420

 

 

3,18

3,04

3,07

*CK: chất khô            ** TAHH: thức ăn hỗn hợp       

(Nguồn: S.K. Naskar và cs., J. of Root Crops, Vol., 34, No.1, 2008)

Bảng 3: Năng suất chăn nuôi lợn thịt (29-90kg) của khẩu phần khoai lang nấu chín với các nguồn protein khác nhau

(Nguồn: Dominguez, 1990)

 

 

 

% của tổng protein khẩu phần

Khô đỗ tương

Nấm men Torula

Bột thịt xương

50,9*

-

-

62,9**

-

-

-

62,9**

-

-

40,9**

26,5

-

19,1**

52,8

Thu nhận TA (CK kg/ngày)

Tăng trọng (kg/ngày)

FCR    (CK kg/kg TT)

2,30

0,77

3,01

2,71

0,77

3,51

2,36

0,78

3,03

2,30

0,78

2,95

2,33

0,70

3,33

* Khẩu đối chứng: ngô - khô đỗ tương                                                     

** Khẩu phần thí nghiệm: khoai lang nấu chín - các nguồn protein khác

Với dây lá khoai lang cũng có một số nghiên cứu đánh giá giá trị chăn nuôi của nó như nghiên cứu của Dominguez., năm 1990 hay của Gonzalez và cs., năm 2003. Củ khoai giàu năng lượng nhưng thiếu protein và nguồn protein và axit amin của dây lá lang có thể khắc phục hạn chế này của củ khi phối hợp hai loại thức ăn này với nhau.

Nghiên cứu của Dominguez thực hiện trên lợn 29-90kg với khẩu phần có các mức protein khác nhau đóng góp từ protein dây lá khoai lang trên nền protein là khô đỗ tương đã thấy: protein của dây lá khoai lang có thể thay thế 25 đến 50% protein của khẩu phần khô đỗ tương. Tăng trưởng hàng ngày của lợn tuy giảm khi tăng mức protein của dây lá lang, nhưng FCR có thể chấp nhận được, nhất là khi dây lá khoai là nguồn tận dụng (bảng 4).

Bảng 4: Năng suất chăn nuôi lợn ăn khẩu phần khoai lang củ nấu chín bổ sung dây lá khoai lang

 

 

 

% của tổng protein khẩu phần

Khô đỗ tương

Dây lá khoai tươi

62,9

0

47,7

18,8

32,3

37,9

50,9*

0

TA thu nhận (CK kg/ngày)

Tăng trọng (kg/ngày)

FCR (CK kg/kg tăng trọng)

TA tiêu thụ (kg/kg tăng trọng)

       - Ngô

       - Khô đỗ tương

       - Khoai củ nấu chin

       - Dây lá khoai

2,71

0,77

3,51

 

-

0,72

9,5

-

2,46

0,69

3,55

 

-

0,54

8,60

2,40

2,46

0,64

3,81

 

-

0,39

8,10

5,10

2,30

0,77

3,01

 

2,80

0,54

-

-

* Khẩu phần đối chứng (Nguồn Dominguez, 1990)

Nghiên cứu của Gonzalez thực hiện trên lợn từ 29 – 90kg với hai pha: Ở pha 1 (30-60kg), lợn ăn 5 khẩu phần với các mức protein là 25,1; 23,7; 17,0; 13,2 và 17,7% (khẩu phần 17,7% protein là khẩu phần đối chứng). Ở pha 2 (60 – 90kg), lợn cũng được ăn 5 khẩu phần với các mức protein là 23,0; 20,6; 14,5; 9,9 và 12,4% (khẩu phần 12,4% protein là khẩu phần đối chứng).

Lượng thức ăn hỗn hợp ở pha 1 và pha 2 lần lượt là 1,6kg/ngày và 1,8kg/ngày. Với các lô thí nghiệm ngoài thức ăn hỗn hợp, lợn được ăn dây lá khoai lang với phương thức ăn tự do (ad libitum), với lô đối chứng lợn chỉ được ăn hỗn hợp tinh không có dây lang. Kết quả nghiên nghiên (bảng 5&6) cho thấy năng suất chăn nuôi lợn có thể đạt mức cao khi cho ăn tự do dây lá lang được bổ sung khẩu phần có mức protein 23,7 và 20,6% ở pha 1 hay 17,0 và 14,5% ở pha 2.

Bảng 5: Năng suất chăn nuôi của lợn pha 1 (30-60kg) cho ăn dây lá lang

(Nguồn: C. Gonzalez et al., 2003)

 

 

Protein thô %

Đối chứng

25,1

23,7

17,0

13,2

Thức ăn tiêu thụ (kg CK/ngày)

TAHH tinh

Dây lá lang

Tổng

Tăng trọng  (g/ngày)

FCR

Ngày thí nghiệm

 

1,97

-

1,97a

779a

2,52b

39

 

 

1,43

0,16

1,59b

719a

2,23c

42

 

1,39

0,16

1,55b

712a

2.15c

43

 

1,40

0,13

1,53b

685ab

2,24c

45

 

1,44

0,29

1,73ab

597b

2,89a

51

Các chữ khác nhau trong cùng một hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P<0.05

Các nghiên cứu của Việt Nam trong những năm gần đây đối với việc sử dụng củ hay dây lá khoai lang cho lợn là các nghiên cứu về ủ chua củ hoặc dây lá. Với kỹ thuật chế biến này giá trị dinh dưỡng của sản phẩm được tăng cao, chất kháng dinh dưỡng bị loại bỏ, không phải đun nấu vừa tiết kiệm lao động, vừa giảm chi phí chất đốt lại bảo quản thức ăn được vài ba tháng.

Các thí nghiệm so sánh nuôi lợn bằng khoai lang củ nấu chín, khoai lang củ ủ chua với cám gạo (79,5% củ + 20% cám) hay với phân gà phơi khô (79,5% củ + 20% phân gà) đã thấy tăng trưởng của lợn ăn khoai lang củ ủ chua cao hơn của lợn ăn khoai lang củ nấu chín (bảng 7). Với dây lá lang ủ chua, tăng trưởng của lợn cũng cao hơn dây lá lang cho ăn tươi, đặc biệt chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giảm được 2.000đồng (bảng 8). 

Bảng 6: Năng suất chăn nuôi của lợn pha 2 (60-90kg) cho ăn tự do dây lá lang

(Nguồn: C. Gonzalez et al., 2003)

 

 

Protein thô %

Đối chứng

23,0

20,6

14,5

9,9

Thức ăn tiêu thụ (kg CK/ngày)

TAHH tinh

Dây lá lang

Tổng

Tăng trọng  (g/ngày)

FCR

Ngày thí nghiệm

 

2,34a

-

2,34

772a

3,03a

38a

 

1,45b

0,66a

2,11

708a

2,98ab

42

 

1,48b

0,44b

1,92

741a

2,59b

40

 

1,49b

0,41b

1,90

739a

2,57b

40

 

1,50b

0,66a

2,16

642b

3,38a

46

Các chữ khác nhau trong cùng một hàng biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P<0.05

Bảng 7: Năng suất chăn nuôi lợn nuôi bằng khoai lang củ nấu chín và ủ chua

(Nguồn: Dẫn theo D. Peters, CIAT, 2004)

 

 

100% khoai củ tươi nấu chín

79,5 khoai củ, 20% cám gạo, ủ chua

79,5 khoai củ, 20% phân gà, ủ chua

Thể trọng đầu thí nghiệm (kg)

Thể trọng cuối thí nghiệm (kg)

Tổng tăng trọng (kg)

Tăng trọng (g/ngày)

Chi phí (vnđ/kg tăng trọng)

 

21,75

70,96

49,21

552

6724

22,96

76,82

53,86

605

7354

21,89

78,93

57,04

640

6767

Bảng 8: Năng suất chăn nuôi lợn nuôi bằng dây lá khoai tươi và ủ chua

(Nguồn: Dẫn theo D. Peters, CIAT, 2004)

 

 

100% dây lá tươi nấu chín

93,5% dây lá, 6% bột lá sắn, 0,5% muối, ủ chua

83,5% dây lá, 6% bột lá sắn, 10% phân gà, 0,5% muối, ủ chua

Thể trọng đầu thí nghiệm (kg)

Thể trọng cuối thí nghiệm (kg)

Tổng tăng trọng (kg)

Tăng trọng g/ngày

Chi phí (vnđ/kg tăng trọng)

 

20,35

60,40

40,05

431

10784

 

20,75

66,10

45,35

488

8875

21,85

73,40

51,55

554

7383

Kết luận

Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy khoai lang và phụ phẩm của nó (dây, lá) là nguồn thức ăn tốt cho lợn. Khoai lang không chỉ được sử dụng ở khu vực nông hộ mà còn có thể được sử dụng ở quy mô công nghiệp.

Ở Cuba, khoai lang được đưa vào hệ thống thức ăn lỏng (liquid feeding), được nấu chín và được trộn với các thức ăn giầu protein khác ở dạng lỏng (1 thức ăn + 3 nước) rồi được chuyển xuống chuồng nuôi lợn bằng các thiết bị tự động. Ở tỉnh Sichuan của Trung Quốc, khoai lang cũng là nguyên liệu chủ yếu thay ngô và được tạo thành viên khô cùng với các phụ gia cung cấp axit amin, khoáng-vitamin và đã trở thành thức ăn công nghiệp tốt nuôi lợn.

Như vậy, cần nhanh chóng đưa các giống khoai năng suất cao vào sản xuất để có thể từng bước hình thành hệ thống chăn nuôi lợn - khoai lang ở nước ta.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại876,228
  • Tổng lượt truy cập90,939,621
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây