Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Châu cho biết, gia đình có 3 công (3.000m2) đất vườn trồng chôm chôm và bưởi. Tuy nhiên, cả hai loại cây này đã thiệt hại nặng do nước mặn xâm nhập vào.
Bà Châu bên vườn chôm chôm không bán được đồng nào của mình
“Chỉ riêng vụ này, tôi đầu tư vào 30 triệu đồng để chăm sóc vườn cây nhưng giờ thất trắng, bưởi thì ra trái rất ít, những trái này đều bị rụng. Chôm chôm tỷ lệ đậu trái rất ít, số trái này cũng không lớn nổi" - bà Châu buồn rầu nói.
Chôm chộm mùa hạn mặn không đạt chất lượng trái
Theo bà Châu, trước đây, bình thường chôm chôm Java đang trồng có thể đạt trọng lượng 28 trái/kg nhưng hiện nay 60 trái vẫn không đạt 1 kg. Ngoài nhẹ cân, loại chôm chôm mùa hạn mặn này còn ít cơm, bị chua và không có nước bên trong trái.
Cảnh tượng cây chôm chôm bị héo lá, chết cây khi bị nước mặn xâm nhập
Cũng theo bà Châu, trước đó, để cứu vườn cây ăn trái của mình, bà đã đổi nước ngọt về tưới nhưng không thành công. Do trái nhỏ và không ngon nên không thương lái nào đến mua.
Nhiều hộ dân đã đốn bỏ chôm chôm
Rất dễ thấy cảnh tượng dân đốn bỏ vườn chôm chôm tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Bà Châu chia sẻ: "Do không ai mua nên tôi chỉ còn cách để trái chín trên cây rồi tự rụng xuống đất, sau đó tôi mới tiến hành tỉa cành, chăm sóc dưỡng lại. Không riêng vườn tôi, rất nhiều nhà vườn trong xã này cũng gặp tình trạng tương tự. Nhớ giờ này, các năm trước, tôi thu được khoảng 35 triệu đồng từ vụ trái chôm chôm, còn bưởi tháng nào bán cũng được từ 4-5 triệu đồng".
Vườn sầu riêng 4.000m2 của ông Tuân cũng bị thiệt hại 100% do nước mặn xâm nhập
Ông Tuân bên vườn sầu riêng bị thiệt hại do nước mặn gây ra
Ông Nguyễn Văn Tuân ngụ ở ấp Mỹ Phú (xã Tân Phú, huyện Châu Thành) thì cho hay, 4.000m2 sầu riêng của ông cũng đã chết hết cây, không còn trái nào, ước tổng thiệt hại khoảng 120 triệu đồng. Nguyên nhân là nước mặn xâm nhập, không còn nước tưới.
Ông Tuân cho biết, sẽ cải tạo lại vườn sầu riêng để trồng bưởi trong thời gian tới
Vườn cây sầu riêng của ông Tuân bị thiệt hại 100%
Theo bà Hồ Thị Ngọc Cầm - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tân Phú, thống kê cho thấy, có khoảng 90% diện tích của hơn 2.000 ha đất nông nghiệp của xã trồng chôm chôm và sầu riêng bị thiệt hại do hạn mặn.
Rất nhiều diện tích sầu riêng ở xã Tân Phú bị thiệt hại
"Trong đó, chôm chôm giảm nặng năng suất, thương lái không mua, còn sầu siêng thì đỡ hơn, bán được từ 5.000 đồng/kg đối với cây không còn lá (do tác động của nước mặn - PV), những cây còn lá thì bán được với giá từ 10.000 - 35.000 đồng/kg (tuỳ cây có lá nhiều hay ít)” - bà Cầm nói.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố