Học tập đạo đức HCM

Hà Giang có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao, đặc biệt có 2 sản phẩm đạt hơn 90 điểm

Thứ hai - 24/08/2020 09:20
Mới đây, Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Hà Giang đã tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh lần I năm 2020. Kết quả Hà Giang có thêm 15 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao.

Năm 2020, ngoài việc tiếp tục phát triển thêm các sản phẩm mới có chất lượng và quy mô mở rộng, tỉnh Hà Giang còn đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP.

Hà Giang có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao - Ảnh 1.

Đợt 1/2020 Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) Hà Giang có thêm 15 sản phẩm đạt 4 sao và 34 sản phẩm đạt 3 sao

Theo đó, tổng số sản phẩm đăng ký đánh giá, phân hạng đợt 1/2020 là 73 sản phẩm thuộc 2 ngành hàng (ngành thực phẩm 70 hồ sơ đăng ký, ngành đồ uống 3 hồ sơ đăng ký) của 36 tổ chức kinh tế (5 doanh nghiệp, 25 hợp tác xã, 6 hộ sản xuất) tham gia đánh giá.

Tiêu chí để đánh giá, phân hạng cho các sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang thực hiện theo đúng các tiêu chí quy định tại Quyết định 1048/QĐ-TTg, ngày 21/8/2019 và Quyết định số 781/QĐ-TTG, ngày 08/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau gần 1 tháng thực hiện, các thành viên hội đồng đã đánh giá các sản phẩm một cách công tâm, chính xác, khách quan, công bằng, đúng quy định. Kết quả Hà Giang đã có thêm 34 sản phẩm đạt 3 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao.

Ông Đỗ Tấn Sơn – Chủ tịch Hội đồng đánh giá và phân loại sản phẩm OCOP, Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Hà Giang chia sẻ: Hiện hàng hóa giả, kém chất lượng trà trộn đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu, chất lượng sản phẩm nhiều mặt hàng nông sản của bà con đồng bào Hà Giang. Chính vì vậy, việc đánh giá nghiêm túc, chính xác các sản phẩm OCOP sẽ tạo ra những bước đi vững chắc để hàng hóa của tỉnh gia tăng chất lượng và giá trị.

Hà Giang có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao - Ảnh 2.

ĐIểm nổi bật của các sản phẩm OCOP Hà Giang là luôn đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Trọng tâm chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện; trong đó, chất lượng đảm bảo, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phân phối rộng rãi chính là ưu điểm nổi bật mà sản phẩm OCOP Hà Giang đang chinh phục khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Như vậy, tính đến nay, Hà Giang đã có 36 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 82 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Trong đó có một số sản phẩm tiêu biểu như: Thịt bò khô cao nguyên đá, Rượu tam giác mạch (huyện Mèo Vạc);  chè shan tuyết Cổng Thành (huyện Yên Minh), Mận máu Hoàng Su Phi hay siro cam, mức cam (huyện Bắc Quang)…

Đặc biệt, Hà Giang đã có 2 sản phẩm đạt từ 90 điểm trở lên là trà xanh và hồng trà của HTX Chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì) được UBND tỉnh đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét, đánh giá xếp hạng cấp quốc gia.

Hà Giang có thêm 15 sản phẩm OCOP 4 sao - Ảnh 3.

Mật ong Bạc Hà, sản phẩm OCOP đặc trưng của Hà Giang

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì quá trình triển khai chương trình OCOP Hà Giang vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế, như: Quy mô năng lực quản trị các tổ chức kinh tế tham gia Chương trình còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; Các chủ thể mới chỉ tập trung vào hoàn thiện hồ sơ mà chưa quan tâm cải thiện chất lượng sản phẩm vì vậy năng lực canh tranh sản phẩm OCOP trên thị trường còn hạn chế …

"Để tháo gỡ những khó khăn này, mục tiêu đến năm 2030, Hà Giang phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP. Năm 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Hà Giang sẽ đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, hỗ trợ xúc tiến thương mại và khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm. 

Đồng thời tăng cường rà soát, xây dựng, công bố, hướng dẫn và khuyến khích các HTX, doanh nghiệp sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường chất lượng sản phẩm hàng hóa – ông Đỗ Tấn Sơn cho biết thêm.

Theo Thanh Thảo/danviet.vn
https://danviet.vn/ha-giang-co-them-15-san-pham-ocop-4-sao-dac-biet-co-2-san-pham-dat-hon-90-diem-20200824162408615.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập455
  • Hôm nay89,812
  • Tháng hiện tại794,925
  • Tổng lượt truy cập90,858,318
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây