Học tập đạo đức HCM

Kiên Giang: "Hô biến" bẹ chuối, quần bò cũ thành tranh độc đáo, trai làng khiến ai cũng bất ngờ

Thứ sáu - 06/11/2020 20:12
Anh Lê Hoàng Nhân (ngụ ở xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) đã “hô biến” bẹ chuối, vải quần jean cũ, các chất liệu tưởng bỏ đi, thành những bức tranh vô cùng độc đáo.

Anh Nhân từ lâu không còn xa lạ với nhiều người, bởi anh nổi tiếng với  dòng tranh từ vỏ cây tràm ở Kiên Giang. 

Thời gian gần đây, anh Nhân tiếp tục làm tranh từ bẹ chuối. Những bức tranh bẹ chuối độc đáo, sống động, mang đậm hơi thở của vùng quê miệt thứ.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê, chính tuổi thơ gắn kết với làng quê khiến đam mê hội họa của anh như được nuôi dưỡng. 

Ngoài ra, anh cũng là một người yêu nghệ thuật từ những giản dị, mộc mạc. Chình điều này đã thôi thúc anh tìm kiếm những chất liệu từ tự nhiên sẵn có tại quê nhà để làm tranh.

 - Ảnh 1.

Anh Nhân (xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) được biết đến là một nghệ nhân đa tài, luôn tìm kiếm vật liệu mới để làm tranh, từ vỏ tràm đến tranh từ bẹ chuối, vải quần jean cũ. Ảnh: DT.

Anh Nhân đến với dòng tranh từ vỏ tràm từ năm 2004. Sau đó, nhờ tài hoa của mình, anh đã được giới mộ điệu biết đến như một bậc thầy trong dòng tranh này. 

Đến năm 2019, khi nghiên cứu chất liệu mới để làm đa dạng các dòng tranh, anh biết được dòng tranh làm từ bẹ chuối. Nhận thấy, tại địa phương có nguồn cây chuối dồi dào, nên anh quyết định tận dụng để làm tranh.

"Tranh từ bẹ chuối cũng là thể loại tranh xé, dán giống như tranh vỏ tràm. Vậy nên khi sử dụng chất liệu này để làm tranh, tôi cũng không gặp nhiều khó khăn để thực hiện. Bẹ chuối sẽ được dán bằng hỗn hợp keo đã được xử lý chống mối mọt, vừa có khả năng chống nước, chống thấm. Nên độ bền của tranh lên đến 20 - 30 năm", anh cho biết.

 - Ảnh 2.
 - Ảnh 3.

Những bức tranh làm từ bẹ chuối do anh Nhân (xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) ngắm nhìn thật sống động. Ảnh: DT.

Được biết, để làm tranh bẹ chuối, người nghệ nhân phải trải qua 4 công đoạn chính: Lựa bẹ chuối khô tự nhiên xé ra; phác họa đường nét, bộ cục bức tranh; dán nền, dán chi tiết, bố cục hình ảnh; tuốt lại từng chi tiết cho hoàn chỉnh.

Theo anh Nhân, bẹ chuối để làm tranh nhất định phải khô tự nhiên trên cây. Đặc biệt, sử dụng bẹ của cây chuối già cui, xiêm, hột, vì mỗi loại có một gam màu khác nhau. Việc khó nhất quyết định bức tranh có hồn hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sự tinh ý và khéo tay trong phần dán.

 - Ảnh 4.

Theo anh Nhân, bẹ chuối để làm tranh nhất định phải khô tự nhiên trên cây. Ảnh: DT.

Dòng tranh bẹ chuối này đòi hỏi sự kiên trì, chịu khó, sáng tạo và niềm đam mê mới làm được. Bởi bẹ chuối khó bóc tách, độ ngấm keo lâu, chỉ sử dụng được vỏn vẹn 3 gam màu, nên cũng gây khó cho người làm tranh.

"Tranh bẹ chuối khó xử lý hơn so với tranh vỏ tràm. Như tranh vỏ tràm khi dán xong, nếu bị lỗi thì có thể xé ra rồi dán chồng lên để làm lại. Đối với tranh bẹ chuối thì độ bám vào giấy rất cao, nên khi làm phải định vị trước để không có sai sót", anh Nhân chia sẻ. 

Chủ đề chính trong những bức tranh từ bẹ chuối của anh Nhân là về phong cảnh quê hương, kiến trúc, tranh về chủ đề hạnh phúc. Thông qua những bức tranh, anh muốn gửi gắm tình yêu quê hương của mình vào đó.

 - Ảnh 5.
 - Ảnh 6.
 - Ảnh 7.

Hiện anh Nhân, (xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) còn phát triển thêm dòng tranh tử vảo quần jean cũ. Ảnh: DT.

Hiện mỗi bức tranh bẹ chuối được anh làm trong vòng 1 ngày. Giá mỗi bức tranh dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Chính vì cái tâm và niềm đam mê nghệ thuật khiến anh đã không ngừng học hỏi tìm tòi để phát triển thêm các nguyên liệu làm tranh. Hiện anh Nhân còn xé quần jean cũ để làm tranh.

Anh Nhân bộc bạch: "Mong muốn của tôi là thông qua các loại tranh từ chất liệu vỏ tràm, bẹ chuối, vải quần jean...giới thiệu phong cảnh, đặc trưng địa phương đến với những người yêu mến nghệ thuật trong và ngoài nước".

Hiện anh Nhân (xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang) còn hướng dẫn cho nhiều người yêu tranh và muốn học hỏi. Tính đến nay, anh Nhân đã làm hơn 1.500 bức tranh vỏ tràm, hơn 50 bức tranh bẹ chuối và 30 bức tranh từ vải quần jean cũ.

Theo Nguyễn Trinh - Chúc Ly/danviet.vn
https://danviet.vn/kien-giang-ho-bien-be-chuoi-quan-bo-cu-thanh-tranh-doc-dao-trai-lang-khien-ai-cung-bat-ngo-20201106181559892.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Hôm nay59,908
  • Tháng hiện tại856,606
  • Tổng lượt truy cập90,919,999
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây