Học tập đạo đức HCM

Có nên tiêm thuốc trị bệnh cây có múi?

Thứ ba - 03/11/2020 20:45
Bệnh vàng lá gân xanh (VLGX), bệnh vàng lá – thối rễ và bệnh “vàng đầu” là 3 loại bệnh phổ biến gây ra triệu chứng vàng lá trên cây có múi ở ĐBSCL. Cây bị nhiễm các bệnh kể trên cùng lúc coi như bị bệnh “nan y”, vô phương cứu chữa.

Tuy nhiên, với tâm lý “còn nước, còn tát”, từ năm 2014, một số nhà vườn tại Hậu Giang sử dụng biện pháp tiêm chích để điều trị các loại bệnh trên. Sau đó biện pháp tiêm chích lan rộng sang các vùng trồng cây có múi khác ở các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Đồng Tháp...

09-07-19_cm_tiem_khng_sinh
Múi cam có tiêm kháng sinh và không tiêm kháng sinh

Trên thực tế, có nhiều nhà vườn áp dụng biện pháp tiêm chích thuốc cho cây có múi thì cây phục hồi, tiếp tục cho thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn khác tiêm chích để trị bệnh cho cây có múi bị thất bại, “tiền mất, vườn tan hoang”.
 

Đặc điểm chung của 3 loại bệnh nan y

Bệnh VLGX trên cây có múi do vi khuẩn Candidatus Liberobacter asiaticum gây ra và được rầy chổng cánh Diaphorina citri lây truyền. Bệnh vàng lá gân xanh có nhiều tên gọi khác nhau như bệnh greening (cách gọi theo tiếng Anh), Huanglongbing theo cách gọi từ Trung Quốc (tức hoàng long bệnh = bệnh rồng vàng), nhà vườn ở ĐBSCL gọi một cách dân dã là bệnh vàng bạc.

Triệu chứng điển hình của bệnh trên mặt đất là phiến lá bị vàng nhưng gân vẫn xanh, lá nhỏ lại, mọc thành chùm thẳng đứng (lá tai thỏ); trái nhỏ hơn bình thường, méo, khi bổ dọc thì tâm của trái bị lệch hẳn sang một bên.

Tuy nhiên, trước khi gây ra các triệu chứng bệnh phía trên mặt đất vi khuẩn này đã di chuyển đến rễ, tại đó chúng nhân mật số, làm hư hại từ 30 - 50% hệ thống rễ tơ và rễ nhánh của cây. Hệ thống rễ bị thiệt hại khiến cây bị thiếu chất dinh dưỡng trầm trọng, suy yếu dần rồi chết.

Trong khi đó, bệnh vàng lá – thối rễ do nhiều loại nấm từ đất xâm nhập vào rễ gây ra như Phytophthora, Fusarium… Triệu chứng tiêu biểu là phiến lá màu vàng cam và gân lá bị vàng, rễ non và cả rễ lớn thối nâu, cành lá không được cung cấp dinh dưỡng dẫn đến nên chuyển sang màu vàng. Khi bị nhiễm bệnh vàng lá – thối rễ, cây bị suy yếu, đề kháng kém; bệnh nặng cây rụng lá và chết nhanh.

Theo PGS.TS Trần Kim Tính, hiện tượng “vàng đầu” trên cây có múi có nguyên nhân từ hệ thống rễ bị thiệt hại do oi nước, hoặc rễ kém phát triển do đất bị nén dẽ hoặc đất bị chua. Hệ thống rễ bị hư hại hoặc kém phát triển khiến cây không hấp thu đủ dinh dưỡng từ đất gây ra triệu chứng vàng lá ở chóp cây (nơi xa hệ thống rễ nhất) . Rễ bị hư thối còn là cửa ngõ để các loại nấm xâm nhập vào rễ, bội nhiễm và gây ra bệnh vàng lá – thối rễ.

Như vậy, cả ba loại bệnh trên đều có điểm chung là khi bị nhiễm bệnh thì hệ thống rễ bị thiệt hại, cây không lấy đủ dinh dưỡng từ đất và đây là căn nguyên gây ra triệu chứng vàng lá trên cây có múi. Nếu được cung cấp dinh dưỡng cân đối, đầy đủ, kịp thời qua phun trên lá hoặc trực tiếp tiêm vào mạch gỗ thì cây sẽ phục hồi, lá xanh trở lại. Nhà vườn đã chọn giải pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng giải pháp tiêm chích, đồng thời phối trộn thêm chất kích thích tăng trưởng, nông dược, kháng sinh để trị bệnh cho cây.

Trên thực tế, trên cùng một cây có múi (đặc biệt là cam sành và bưởi da xanh) có thể nhiễm cùng lúc nhiều loại bệnh kể trên. Trên cùng một cây, vừa có triệu chứng vàng gân xanh do vi khuẩn gây bệnh VLGX gây ra, vừa có hiện tượng lá bị vàng do bệnh vàng lá thối rễ tấn công.
 

Thành phần của toa thuốc chích cây và hiệu quả điều trị

“Toa căn bản” thuốc chích cây gồm chất kích thích tăng trưởng; phân bón lá đa, trung, vi lượng - nhất thiết phải chứa các nguyên tố kẽm (Zn) ma-giê (Mg), man-gan (Mn). Tùy tình hình cây nhiễm một hay nhiều bệnh, toa sẽ được bổ sung thêm thuốc trừ bệnh cây, thuốc kháng sinh.

Thông thường, khi không đến được tận vườn để “chẩn bệnh”, đại lý kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật sẽ cho toa “đánh bao vây” gồm đầy đủ chất kích thích tăng trưởng; phân bón lá trung, vi lượng; thuốc trừ bệnh cây và thuốc kháng sinh.

Theo nhà vườn Lê Văn Hùng (xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng ), với toa thuốc điều trị bằng tiêm chích như trên đã cung cấp dinh dưỡng cho cây gồm kẽm, ma-giê, man-gan và các nguyên tố đa, trung vi lượng khác một cách nhanh chóng và trực tiếp, giúp cho cây mới nhiễm bệnh (bệnh nhẹ đến trung bình) ra cơi đọt mới có lá không còn bị vàng, kích thước lá bình thường như cây khỏe; cây ra một số rễ mới.

Cây có thể ra bông, kết trái bình thường thêm 2 - 3 vụ (thậm chí lâu hơn) nếu sau đó được bón đầy đủ phân bón qua rễ (nhất là phân Humic đậm đặc để giúp bộ rễ phục hồi tốt).

Tuy nhiên, nhà vườn Huỳnh Thanh Lễ (xã Ba Trinh, huyện Kế Sách) cho biết, đối với cây nhiễm bệnh nặng, cây đã suy kiệt thì việc tiêm chích với toa thuốc “đánh bao vây” sẽ làm cây chết nhanh hơn.
https://nongnghiep.vn/co-nen-tiem-thuoc-tri-benh-cay-co-mui-d226456.html

Theo Vũ Bá Quan - Ngọc Thắng/nongnghiep.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập267
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm259
  • Hôm nay59,491
  • Tháng hiện tại856,189
  • Tổng lượt truy cập90,919,582
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây