Thời gian qua do mưa lũ khiến nhiều diện tích sắn trồng ở vùng trũng thấp ở tỉnh Kon Tum bị ngập úng. Trước tình hình này các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh đã tăng cường thu mua, đảm bảo tiêu thụ hết lượng sắn nguyên liệu ở vùng ngập cho nông dân.
Diện tích sắn bị ngập úng ở tỉnh Kon Tum xảy ra chủ yếu tại địa bàn huyện Kon Rẫy, huyện Sa Thầy và thành phố Kon Tum. 3 nhà máy chế biến tại huyện Kon Rẫy và Sa Thầy duy trì việc thu mua sắn nguyên liệu vùng ngập cho nông dân với giá khoảng 2.000 đồng/kg sắn tươi.
“Ngập lụt khiến công tác thu hoạch sắn của người dân gặp rất nhiều khó khăn, lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo phải thu mua hết sắn cho bà con nông dân để giải quyết được thất thoát, thiệt hại. Do mưa lũ nên tiến độ thu hoạch sắn diễn ra nhanh, lượng sắn về nhà máy từ 500 – 600 tấn/ngày và có lượng đất cát khá nhiều. Bình thường nhà máy chế biến từ 3,4 – 3,5kg củ tươi cho 1kg bột, nhưng hiện nay phải cần tới 4,3kg, thậm chí có mẻ tới 5kg củ tươi mới được 1 kg bột”, ông Hải cho biết.Ông Đinh Tấn Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Fococev Tây Nguyên, có nhà máy chế biến tinh bột sắn ở thôn 11, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) cho biết, mặc dù sắn thu hoạch ở vùng ngập lẫn nhiều tạp chất, quá trình chế biến tốn chi phí song nhà máy vẫn duy trì việc thu mua đảm bảo tiêu thụ hết lượng sắn cho nông dân.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã