Học tập đạo đức HCM

Làm cách mạng cho "nông thức"

Thứ bảy - 06/07/2013 22:32
Bài viết "Nông thức" đặt ra vấn đề mang tính cấp thiết của Việt Nam, và phân tích khá súc tích. Nhưng đánh thức nhận thức của nông dân không dễ, bởi vì nó đã ăn sâu từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cần giải quyết vấn đề từ cái gốc của nó, với câu hỏi "Làm thế nào để thay đổi nhận thức đó?".

Câu trả lời, theo người viết là: Nghiêm túc đưa vào chương trình giáo dục con em họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, và 10 - 15 năm nữa sẽ có những cánh đồng mẫu lớn như mong muốn, với những tiêu chí kỹ thuật nâng cao giá trị cho sản phẩm trồng và canh tác.

Công cụ để thực hiện câu trả lời là khuyến khích các ngành học có liên quan nông nghiệp, tài trợ học bổng cho các em đi nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, liên tục tổ chức cuộc thi thực hành sản xuất tốt, sử dụng ngân sách quốc gia làm giải thưởng trên chính nơi gia đình các em canh tác.

 

GS-TS, Nhà giáo Nhân dân, Anh hùng Lao động Võ Tòng Xuân là một trong số ít nhà khoa học dành tâm huyết cho ngành lúa gạo Việt Nam
Bên cạnh đó, Chính phủ nên thành lập ở mỗi tỉnh một quy hoạch mẫu từ vài chục đến vài trăm ha đủ để thực hành cơ giới hóa.

 

Tóm lại, phải dành cho nông nghiệp ngân sách để làm cuộc "cách mạng nông thức". Làm thế nào để ngày càng có nhiều "Võ Tòng Xuân" trong tương lai. GS-TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông đã được tặng nhiều giải thưởng cao quý trên thế giới, được Nhà nước Việt Nam công nhận là Anh hùng Lao động. Ông có nhiều đóng góp cho trong việc nghiên cứu cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như trong sự nghiệp giáo dục tại vùng này.

Xã hội càng phát triển, giới trẻ được học hành ngày càng xa rời ruộng đồng, bởi ai cũng muốn thoát khỏi cái nghề nông vất vả. Phải mạnh dạn đầu tư để có nhiều "tỷ phú nông dân" thì ngành nông nghiệp nói chung, lúa gạo nói riêng của Việt Nam mới thay đổi được.

Điều cần thay đổi đầu tiên là tư duy của những người hoạch định vĩ mô, từ cấp trung đến cấp cao. Họ phải tự, và xã hội phải tìm ra cách đánh thức cách nhìn, đánh thức cách nghĩ, đánh thức trách nhiệm, đánh thức tính tự giác, đánh thức lòng tự trọng của chính họ. Thái Lan đã làm được điều này.

Chính phủ cần nghiêm túc dành ngân sách để cải tạo và đầu tư cho nông nghiệp.


ĐÔNG XUÂN
Theo  doanhnhansaigon.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Hôm nay23,430
  • Tháng hiện tại1,582,579
  • Tổng lượt truy cập98,810,760
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây