Học tập đạo đức HCM

Rủi ro từ các cơ sở giết mổ

Thứ tư - 07/08/2013 04:48
Các cơ sở giết mổ, chợ gia cầm sống tại Việt Nam đã bộc lộ những bất cập lớn mà trong đó, chính là mất vệ sinh, địa chỉ gây ra nhiều mầm bệnh nguy hại. Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã chỉ ra những rủi ro trong ngành thú y đang phải đương đầu tại buổi tổng kết 4 năm thực hiện dự án sáng kiến phòng chống cúm gia cầm và đại dịch tại Việt Nam, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành.

Điểm nóng rủi ro
 
Hội thảo đề cập tới một số thành công của cơ quan nông nghiệp, y tế của Việt Nam từ cấp tỉnh và các tổ chức đoàn thể khi áp dụng các mô hình chăn nuôi chi phí thấp, các cơ sở giết mổ hợp lý đã giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm và các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Cụ thể một số địa phương đã tách riêng các khâu vận chuyển gia cầm sống ở các chợ dân sinh, chăn nuôi an toàn sinh học cho nông dân, cải thiện điều kiện vệ sinh tại các cơ sở giết mổ, gia súc gia cầm quy mô nhỏ. Với nỗ lực này, chủng cúm gia cầm mới và nguy hiểm H5N1 nhìn chung đã được kiểm soát. Tính đến tháng 7-2013, đã có 12 chi cục thú y các tỉnh, TP tổ chức đào tạo tập huấn cho cán bộ thú y tuyến tỉnh, huyện, xã và 37 tỉnh, TP lên kế hoạch tập huấn cho nhân viên y tế cơ sở theo chương trình của USAID. Theo dự kiến, đến năm 2015 cả nước sẽ có hơn 17.000 cán bộ y tế được tập huấn về phòng chống nhiễm khuẩn.
 
Thế nhưng, tâm điểm của cuộc thảo luận vẫn tập trung vào vấn đề vệ sinh tại các chợ gia cầm sống và an toàn thực phẩm trong giết mổ gia cầm. 
 
Chuyên gia đến từ USAID đưa ra nhận xét, nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm từ trong chợ và ngoài chợ gia cầm sống rất lớn. Việc này đến từ một nhóm các nguyên nhân: nguồn gốc gia cầm được bày bán tại các chợ gia cầm sống không rõ ràng nguồn gốc, gia cầm chưa được kiểm dịch, có một số gia cầm bệnh cũng được đưa vào chợ, tại chợ vấn đề tiêu độc không được triển khai thường xuyên, và cuối cùng là vệ sinh cá nhân của người bán hàng và ngươi tiêu dùng lớn.  Đây là nguồn phát tán mầm bệnh cúm gia cầm rất lớn. 
 
Ban điều phối dự án "Sáng kiến cúm gia cầm và đại dịch” dẫn chứng bằng số liệu, dịch cúm A đã xảy ra tại 61/63 tỉnh thành từ năm 2003 đến năm 2010, làm cho 45 triệu gia cầm phải tiêu hủy. Chủng cúm độc lực cao đang tồn tại dưới nhiều hình thức và bùng phát lúc nào nếu không biết cách khống chế kịp thời.
 
Tất cả các khâu trong quy trình giết mổ gia cầm đều kém
 
Mối nguy cho sức khỏe con người còn được tập trung tại các cơ sở giết mổ. Trong đó phần lớn các cơ sở giết mổ đều làm dưới nền nhà, giết mổ lợn và gia cầm lại lẫn lộn cùng nhau. Rủi ro chứa đựng ở tất cả các khâu trong quá trình giết mổ. Quá trình bảo quản gia cầm gia súc sau giết mổ cũng không đảm bảo an toàn.
 
Thực hiện Chỉ thị số 30 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26-9-2005, trong suốt 8 năm qua các địa phương trong cả nước đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch, xây dựng hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm vệ sinh thú y. Tuy nhiên, nhìn chung tiến độ triển khai quá chậm. Nguy hiểm hơn cả là tại các thành phố lớn, vị trí của các cơ sở giết mổ không đảm bảo yêu cầu, đặt gần nhà dân, chợ, trường học gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chỉ có 27% điểm giết mổ được kiểm soát, gần 70% cơ sở không đạt yêu cầu.
 
Đơn cử tại địa bàn Đồng Nai – vựa heo lớn của cả nước, theo khẳng định Sở NNPTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 172 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm được kiểm dịch. Tuy nhiên, chỉ có 12 cơ sở có dây chuyền giết mổ đảm bảo các điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm
 
Bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi Cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội cũng từng chia sẻ: Qua kiểm tra các khâu giết mổ, sơ chế tại các khu giết mổ, phần lớn chưa đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Một câu hỏi được đặt ra: phải chăng giám sát của cơ quan quản lý quá lỏng lẻo?
 
T.Hằng
theo daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay13,504
  • Tháng hiện tại652,344
  • Tổng lượt truy cập91,826,073
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây