Hiện cả nước có khoảng 29 tỉnh, thành trồng cao su. Trong đó, có 11 tỉnh có diện tích cao su vượt so với định hướng quy hoạch khoảng 162.000 ha, chủ yếu tập trung ở các tỉnh Đông Nam Bộ như: Bình Phước vượt 82.000 ha, Tây Ninh vượt 33.200 ha, Bình Thuận vượt 10.800 ha, Bình Dương vượt 7.300 ha… Đặc biệt, có 9 tỉnh chưa nằm trong quy hoạch gồm: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Long An, nhưng vẫn có trên 13.000 ha cao su.
Phát triển diện tích không theo quy hoạch:
Trong giai đoạn 2009 - 2013, giá xuất khẩu cao su ở mức cao nhất kể từ năm 1961 đã khiến nhiều người đổ xô trồng mới cao su. Chỉ trong giai đoạn này, diện tích cao su cả nước đã tăng thêm 375.000 ha. Trong 10 năm qua, diện tích cao su của Việt Nam đã tăng gần gấp 2 lần, từ 454.000 ha năm 2004 đã tăng lên trên 955.000 ha vào năm 2013. So với Quyết định 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, diện tích cao su đã vượt khoảng trên 115.000 ha. Ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt
Công tác giám sát, quản lý quy hoạch chưa được tốt:
Mặc dù Bình Phước là địa phương có khí hậu, đất đai rất phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây cao su nhưng do việc tăng diện tích trong những năm gần đây, công tác giám sát, quản lý quy hoạch chưa được tốt nên nhiều diện tích trồng mới không phù hợp cho cây cao su sinh trưởng. Hiện Bình Phước có khoảng 2.600 ha cao su đang được trồng trên những vùng đất không thích nghi về độ dốc, nhóm đất, mực nước ngầm, tầng mặt đất… Ông Phan Văn Đon, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước
Gần 400 ha cao su bị người dân chặt bỏ:
Tính đến đầu tháng 8/2014, tại Đắk Nông, người dân đã chặt bỏ 359,39 ha cao su để chuyển sang trồng cây trồng khác. Lý do là gần đây giá cao su trên thị trường giảm thấp, người trồng cao su bị lỗ nặng, và một số vườn cao su lâu năm do trồng giống không bảo đảm, lượng mủ thấp. Nhiều người dân đã ồ ạt chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền, chuyển sang trồng các loại cây khác như cây tiêu, cà phê, chanh dây. Ông Hồ Gấm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã