Việc khó thu hút cán bộ KHCN giỏi là do vướng mắc ở nhiều khâu như: Thu nhập thấp; điều kiện nghiên cứu, thí nghiệm tại địa bàn nông thôn không có hoặc ít có điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Một số lĩnh vực nghiên cứu về thú y, công nghệ sau thu hoạch, đất và phân bón, thủy sản, lâm nghiệp, cơ điện nông nghiệp… đang có nguy cơ thiếu cán bộ nghiên cứu trầm trọng.
Mặt khác, cơ chế thị trường cũng tác động không nhỏ tới tâm huyết của các nhà nghiên cứu khoa học. Thị trường công nghệ chậm phát triển, các kết quả nghiên cứu được tạo ra khó giữ được bản quyền; đối tượng sử dụng kết quả nghiên cứu là nông dân, người có thu nhập thấp nên việc chuyển nhượng gặp khó khăn…. Chất lượng đào tạo còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng đầu vào thấp…; sau khi tốt nghiệp sinh viên vào làm việc tại các tổ chức khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật cần khoảng thời gian đào tạo lại khá dài.
Hiện cán bộ KHCN làm việc trong 11 tổ chức nghiên cứu trực thuộc Bộ là khoảng hơn 7.930 người; trong đó có 67 giáo sư và phó giáo sư, 426 tiến sỹ khoa học, 1.268 thạc sỹ, số còn lại có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật phục vụ nghiên cứu thí nghiệm.
Theo baotintuc.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025